Công đoàn Công Thương phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

Ngày 6/12/2013 tại Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên (Thái Nguyên), Công đoàn Công Thương Việt Nam phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và ngày Thế giới phòng, chống AIDS nă

Theo thống kê, Việt Nam đã kiểm soát không để dịch HIV gia tăng, 5 năm liên tiếp gần đây số người nhiễm mới HIV, số bệnh nhân AIDS và số người chết do AIDS đã liên tục giảm. Hiện nay số người nhiễm HIV trên toàn quốc đã lên tới gần 214 nghìn người, tính đến hết ngày 31/5/2013 số trường hợp nhiễm HIV còn sống là 213.413 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 63.373 và 65.113 trường hợp tử vong do AIDS. Trong 5 tháng đầu năm, cả nước xét nghiệm và phát hiện mới hơn 4.300 trường hợp nhiễm HIV, 2.029 bệnh nhân AIDS và 733 trường hợp tử vong do AIDS, đáng lưu ý là số nhiễm mới trong vòng 5 tháng đầu năm 2013 chủ yếu là giới trẻ. Theo nhận định từ cơ quan chức năng, so với 5 tháng đầu năm 2012 thì số trường hợp và xét nghiệm nhiễm HIV đã giảm 32%.

Tuy vậy, dịch HIV vẫn đang tiếp tục đe dọa tính mạng con người, gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đang chứa đựng các yếu tố nguy cơ bùng nổ, một phần cũng do nhận thức của một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên và người dân về dịch HIV còn hạn chế và có phần chủ quan. Do vậy, phòng, chống HIV/AIDS đã, đang và tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, đồng thời là lương tâm và trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

Công đoàn Công Thương Việt Nam có số lượng đoàn viên đông so với các công đoàn ngành Trung ương. Trong những năm qua Công đoàn Công Thương Việt Nam cùng với các cấp công đoàn đã rất nỗ lực, cố gắng triển khai nhiều giải pháp trong việc phòng, chống HIV/AIDS, từ việc tăng cường tuyên truyền giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi, phổ biến rộng rãi các các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS đến toàn thể cán bộ, CNVCLĐ trong toàn ngành.

Để mục tiêu “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV” trở thành hiện thực, ông Nguyễn Xuân Thái, Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam đề nghị:

Ông Nguyễn Xuân Thái phát biểu tại Lễ mít tinh
1. Lãnh đạo các cấp công đoàn cần nâng cao nhận thức về phòng, chống HIV/AIDS, chú trọng, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền. Chỉ đạo, xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch phòng chống HIV/AIDS của đơn vị mình đồng thời tuyên truyền Luật Phòng, Chống HIV/AIDS cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác đã được ban hành.

2. Mỗi cán bộ, CNVCLĐ trong ngành cần tiếp tục trang bị các kiến thức dự phòng để tránh lây nhiễm HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS. Tạo điều kiện cho tất cả cán bộ, CNVCLĐ tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tạo ra phong trào sâu rộng, sự đồng tâm hiệp lực của toàn ngành tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta.

3. Các cấp công đoàn cần tăng cường sự phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp ở địa phương, đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng khu dân cư”. Triển khai mạnh mẽ các phong trào, các mô hình phòng, chống HIV có hiểu quả, phù hợp với từng đơn vị, doanh nghiệp nhằm từng bước ngăn chặn sự lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

Cũng tại buổi lễ, chị Phạm Thị Thơm, là một trong hai người bị nhiễm HIV hiện đang công tác tại Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên đã tâm sự. Rất may mắn chị được lãnh đạo tạo điều kiện có công ăn việc làm, có thu nhập, được hưởng mọi chế độ như người lao động bình thường, được tạo điều kiện tham gia các phong trào ở ngoài xã hội. Chị cảm thấy rất hạnh phúc vì mọi người trong Công ty, đồng nghiệp không xa lánh, kỳ thị.

Chị Phạm Thị Thơm, tâm sự với hội nghịCùng với cán bộ và nhân dân trong cả nước, cán bộ, CNVCLĐ ngành Công Thương cam kết sẽ làm hết sức mình để thực hiện các mục tiêu chung của Liên hợp quốc “không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS” trên đất nước ta.