Công ty CP Cơ khí Ô tô Uông Bí: Vượt mọi thử thách để tiến xa

Tiền thân là Xí nghiệp Cơ khí sửa chữa thuộc Công ty Xây dựng Điện - Than, Công ty CP Cơ khí Ô tô Uông Bí được thành lập ngày 01/7/1971. Giai đoạn từ khi thành lập đến ngày 30/12/2006, Nhà máy hoạt độ

Vượt cơn bĩ cực

Đúng lúc Nhà máy gặp khó khăn, doanh thu chỉ đạt 40,7 tỷ đồng, bằng gần 80% kế hoạch đề ra, đời sống cán bộ, công nhân không được đảm bảo… thì tháng 8/2006, kỹ sư Nguyễn Văn Tình được bổ nhiệm về làm Giám đốc. Sau nhiều suy tính, ông đã cùng Ban lãnh đạo Nhà máy quyết định xây dựng niềm tin với khách hàng, coi đây là mục tiêu để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững. Sau đó hàng loạt phương thức “cải cách” được thực hiện như: sắp xếp lại nhân sự, phát động các phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật…

Năm 2007, Nhà máy tiến hành cổ phần và trở thành thành viên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), đổi tên thành Công ty CP Cơ khí ô tô Uông Bí. Được phân công nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa cơ khí phục vụ ngành vận tải và khai thác than tại Quảng Ninh, Công ty không chỉ thực hiện các gói dịch vụ sửa chữa truyền thống, mà còn chế tạo các phu tùng thay thế như: quang nhíp, bu-lông, rô-tuyn giằng cầu…

Nhờ đi đúng định hướng, mọi sự đầu tư đều phát huy hiệu quả, góp phần cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người lao động. Cùng với các chính sách đồng bộ, như: coi trọng nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm sản xuất và xây dựng niềm tin tuyệt đối với khách hàng, 9 tháng đầu năm 2014, Công ty đã đạt mức doanh thu 367 tỷ đồng; lợi nhuận đạt được hơn 1 tỷ đồng; thu nhập bình quân người lao động hơn 5,76 triệu đồng/người/tháng.

Công ty đã giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho gần 500 CBCNV. Hàng năm, Công ty đều hoàn thành vượt mức các khoản trích nộp thuế với Nhà nước, tham gia đầy đủ các nghĩa vụ trên địa bàn dân cư; làm tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh chính trị…

Vững tin trước thử thách

Theo Quyết định số 314/QĐ-TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ và chủ trương thoái vốn theo Công văn số 3367/Vinacomin - TCCB ngày 27/6/2013 của HĐTV Vinacomin, năm 2014 Công ty bước vào quá trình thực hiện tái cơ cấu thoái vốn ngoài ngành. Mặc dù đã được phép chào bán ra thị trường lần thứ 3, mỗi lần giảm giá 10%, nhưng vẫn chưa có nhà đầu tư nào quan tâm đặt tiền. Giai đoạn 2015- 2016, Công ty phải tái cơ cấu về tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp với mô hình của công ty tư nhân; thực hiện sáp nhập các phòng, các phân xưởng, biên chế, tinh giảm bộ máy gián tiếp, phụ trợ sao cho gọn nhẹ và hiệu quả nhất; tổ chức đào tạo lại nghề cho CBCNV và ban hành các quy chế quản lý phù hợp với mô hình SXKD mới.

Xác định nhiệm vụ phía trước còn rất nặng nề, Công ty đã chủ trương duy trì sản xuất các mặt hàng truyền thống đang được thị trường tin dùng; đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, năng suất lao động, giảm thiểu các chi phí, giảm giá thành sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Đỗ Trang