Đẩy mạnh xuất khẩu thương hiệu nông sản Việt Nam

Trong khuôn khổ Hội nghị Tham tán Thương mại 2018, Bộ Công Thương phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lắng nghe và tiếp thu đóng góp của Thương vụ tại các quốc gia trên thế giới nh
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px}

Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, năm 2017 ghi nhận bước tiến vượt bậc của ngành Nông nghiệp mặc rất nhiều khó khăn, thách thức trong chỉ đạo sản xuất. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,16% so với năm 2016, trong đó trồng trọt tăng 2,23%, chăn nuôi tăng 2,16%, lâm nghiệp tăng 5,17%, thuỷ sản tăng 5,89%. GDP nông lâm thuỷ sản tăng 2,9%; xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp đạt tới 36,37% trong năm 2017. 

Các Tham tán Thương mại cùng ngồi lại chia sẻ kinh nghiệm trong công tác Thương vụ

Kinh tế thế giới dần được phục hồi, nhu cầu tiêu thụ của hầu hết các thị trường đều tăng và là cơ hội tốt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có mặt hàng nông lâm thuỷ sản. Các thị trường xuất khẩu chủ lực tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng cao đối với các mặt hàng nông sản, đặc biệt là rau quả, bên cạnh thị trường lớn Trung Quốc nổi lên một số thị trường nhập khẩu tiềm năng như: Nhật Bản (tăng 66,1%), các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (tăng 58%). Một số thị trường tiềm năng được phát huy như Thái Lan (vải thiều), Iran (gạo)… Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 ước đạt 36,37 tỷ USD, tăng 4,19 tỷ USD so với năm 2016. Trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, đã có 5 mặt hàng (tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 của ngành Thương mại nông sản. Đối với nhiệm vụ trọng tâm là xúc tiến thương mại cho mặt hàng nông sản, ông Trần Thanh Nam - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết cần tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, giải quyết rào cản, phát triển thị trường tiêu thụ với mục tiêu chung là nâng cao chất lượng, uy tín và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo cung cầu, thị trường nông sản, cũng như đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất. Công tác thông tin, truyền thông quảng bá các sản phẩm chủ lực của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm thị trường tiềm năng cũng cần được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa.

Lãnh đạo 2 Bộ chủ trì buổi làm việc trong Hội nghị Tham tán Thương mại 2018

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, ông Tạ Đức Minh - Tham tán Thương mại tại Nhật Bản khẳng định năm 2017 chứng kiến những con số đáng tự hào của thị trường Việt Nam như xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng 18%, rau quả tăng 69% (theo Tổng Cục Hải quan). Thị trường Nhật Bản cũng đã phát huy được nhiều tiềm năng nhờ có sự phối hợp chặt chẽ và linh hoạt của Đại sứ quán với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thúc đẩy mở cửa thị trưởng mạnh mẽ. Thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật được ưa chuộng cả ở những địa phương xa xôi trung tâm thành phố, đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu thanh long năm 2017. Đặc biệt, việc Nhật Bản đồng ý nhập khẩu thịt gia cầm và sản phẩm thịt gia cầm chế biến mà mở đầu là lô thịt gà được xuất đi vào tháng 09/2017 là cột mốc quan trọng, mở ra một tương lai rộng lớn cho xuất khẩu các mặt hàng thịt của Việt Nam sang thị trường khó tính này. Nhật hiện vẫn đang trong quá trình cân nhắc về nhập khẩu xoài Việt bởi chất lượng quả rất tốt.

Tham tán Thương mại tại Nhật Bản chia sẻ thách thức trong việc giảm chi phí vận chuyển hàng hoá xuất khẩu

Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố về thời gian bảo quản ngắn, dễ bị hỏng và ảnh hưởng đến tỷ lệ sử dụng, yếu tố giá cả còn cao đang là trở ngại của mặt hàng này nói riêng và các sản phẩm nông sản Việt Nam nói chung trong quá trình vươn ra thị trường quốc tế. Một phần lý do của việc này, theo Thương vụ tại Nhật, là do khâu vận chuyển tốn chi phí còn nhiều. Dù ở gần Nhật hơn nhiều nước khác, nhưng chi phí vận chuyển nông sản của ta lại cao hơn khá nhiều, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Tham tán Phạm Đức Minh đề nghị, Bộ Công Thương cùng Bộ NN&PTNT có thể hỗ trợ Tham tán làm việc với các công ty vận chuyển, sử dụng các phương thức khác thay vì chỉ dùng đường hàng không để chuyển xoài như hiện nay. Chỉ như vậy, giá xoài mới có thể giảm, nâng cao sức cạnh tranh với các nước khác.

Năm 2017 cũng là một năm đáng mừng của việc xuất khẩu nông sản sang thị trường Australia với nhiều cuộc đàm phán xuất khẩu đi đến kết quả tích cực. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý - Tham tán Thương mại tại quốc gia này cho rằng, Australia là đất nước có nhiều quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vậy nên quá trình đàm phán để đưa nông sản Việt Nam sang thị trường này thường kéo dài nhiều năm, như quả vải để bước được vào thị trường Úc đã mất đến 12 năm sau nhiều nỗ lực mạnh mẽ của các bộ ngành. Bài toán mà Tham tán đưa ra là làm sao để mở cửa thị trường cho tôm Việt Nam giống như thanh long, như xoài? Sau sự thành công của các trái cây xuất khẩu, nếu có thể đưa tôm Việt Nam vào Australia, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ta sẽ có bước nhảy vọt đáng kể. Từ kinh nghiệm đàm phán qua rất nhiều năm như vậy, Thương vụ cho rằng Việt Nam cần thay đổi cách đàm phán, sử dụng những điều kiện có lợi cho cả đôi bên nhằm thu được kết quả tốt nhất. Để làm được điều đó, các mặt hàng thế mạnh của Australia như bò Úc, thuỷ sản,… có thể được đưa ra để đàm phán, trước hết là đàm phán để tôm Việt Nam được mở cửa vào thị trường tiềm năng này.

Thương vụ Australia bày tỏ mong muốn phối hợp tích cực hơn với Bộ NN&PTNT trong đàm phán thương mại và tuyên truyền quảng bá nông sản Việt

Thương vụ Australia cũng bày tỏ hy vọng tiếp tục thắt chặt quan hệ phối hợp hiệu quả với Bộ NN&PTNT, đặc biệt là trong việc cung cấp thông tin kịp thời giữa 2 thị trường, để các Tham tán có thể nắm bắt thị trường hậu phương cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xúc tiến thương mại ở nước sở tại. Tham tán Nguyễn Thị Hoàng Thuý cho rằng, công tác truyền thông quảng bá thương hiệu nông sản của Việt Nam sẽ cần có được sự hỗ trợ tối đa từ các bộ ngành như Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thuộc Bộ NN&PTNT.

Đồng tình với ý kiến của Thương vụ Úc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định sẽ gặp gỡ trực tiếp và thảo luận cụ thể hơn với Thương vụ về chính sách phát triển xuất khẩu nông sản sang thị trường sở tại, bởi tuy Australia không phải một thị trường lớn, nhưng là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như Tham tán đã nhận định, mở cửa vào Úc chính là bước đầu minh chứng cho chất lượng tôm của Việt Nam và tiếp tục thâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác.

Tham tán Thương mại tại Hà Lan đóng góp ý kiến cho phát triển thị trường theo hướng bền vững

Đại diện cho Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, ông Nguyễn Hải Tịnh nhận định, công tác Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới rất đa dạng và phong phú, khác nhau tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng thị trường và từng giai đoạn. Tại Hà Lan, Thương vụ tập trung nâng cao năng lực cho hiệp hội, doanh nghiệp ngành hàng và tiềm lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU, đặc biệt là thuỷ sản và rau củ, trái cây. Hà Lan cũng không phải là một nước lớn nhưng có những thành quả về hoạt động thương mại rất ấn tượng, là cường quốc thứ 2 thế giới về xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu năm 2017 lên tới 92 tỷ Euro. Tham tán cho rằng, một trong những yếu tố mang tính quyết định đối với sự phát triển đó là hệ thống hợp tác xã phát triển và có tổ chức ở Hà Lan cùng với việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào ngành nông nghiệp. 

Trên thế giới hiện nay có tới hơn 15.000 hợp tác xã với nhiều quy mô khác nhau, liên kết người nông dân theo khu vực hoặc ngành nghề nhất định. Thông qua hệ thống đó, các bộ ngành có thể hỗ trợ người làm nông tối đa trong việc phổ cập, nâng cao kiến thức, giúp đàm phán trong hoạt động mua bán và giảm thiểu rủi ro trong quá trình làm việc. Không chỉ vậy, việc này còn giúp sản phẩm nông sản Việt Nam kết nối với thị trường thế giới qua chuỗi chứng từ quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm bằng việc áp dụng khoa học công nghệ theo kịp với chuyển biến liên tục của quá trình hiện đại hoá toàn cầu. Tham tán Nguyễn Hải Tịnh cũng cho rằng, nên đẩy mạnh chất lượng hệ thống vận tải, đặc biệt là vận tải đường thuỷ và hàng không để có thể giải quyết vấn đề chi phí như Tham tán tại Nhật Bản đã trình bày ở trên.

Trước không khí nhiệt tình đóng góp và chia sẻ của các Tham tán Thương mại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã cảm ơn và hy vọng các Thương vụ tiếp tục công tác hiệu quả và tích cực tại thị trường sở tại. Các Tham tán Thương mại cần cập nhật liên tục và nghiên cứu công nghệ mới tại các quốc gia đó, chuyển giao hệ thống dây chuyền về cho doanh nghiệp trong nước để từ đó tạo động lực thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời giữ vững quan hệ trao đổi thông tin với bộ ngành trong nước cũng như chính quyền các nước sở tại, kịp thời giải quyết rào cản và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại hơn nữa.


Thy Thảo