Hệ thống tư pháp đã sẵn sàng gia nhập WTO

Lộ trình gia nhập WTO đang rút ngắn. Điều mà các đối tác kêu ca nhiều nhất là hệ thống pháp luật Việt Nam chưa minh bạch. Vì thế, một trong những yêu cầu để Việt Nam gia nhập WTO là Nhà nước phải cải

Trong khi giải quyết tranh chấp, nếu có sự can thiệp nào đó mà đối tác nước ngoài phát hiện ra thì chắc chắn sẽ rất phức tạp. Thậm chí có những phán quyết của ta mà họ cho rằng không có tính thuyết phục, sau này người ta sẽ khởi kiện lại tại các tòa án quốc tế, tình hình lúc ấy sẽ rất khó khăn, phức tạp.

Về việc công khai các bản án: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện vẫn công khai các bản án và quyết định của các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, công khai đến mức độ nào ở mỗi nước lại khác nhau. Có nước, tất cả các bản án được đưa lên trang web, ai cũng có thể đọc được. Ở nước ta tuy chưa có điều kiện đưa lên web nhưng ai cũng có thể đọc với điều kiện phải đến một nơi nhất định. Theo đòi hỏi của WTO, chúng ta đang cố gắng từng bước để đi theo hướng mà thế giới đã và đang làm.

Để đẩy mạnh việc thực hiện và hoàn thiện chiến lược cải cách tư pháp vào năm 2020, Đại hội Đảng lần thứ X xác định nghiên cứu hình thành cơ chế bảo hiến. Hội đồng bảo hiến hay tòa án hiến pháp thực hiện chức năng xem xét tất cả các cơ quan, kể cả nghị viện, chính phủ, các cơ quan tư pháp khác khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc thực hiện hành vi theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không được trái với những gì hiến pháp đã quy định. Khi phát hiện những sai phạm, hội đồng bảo hiến có quyền can thiệp tối đa. Chúng ta đang thực hiện xây dựng nhà nước pháp quyền, vì vậy, mô hình bảo hiến của Việt Nam cũng phải xây dựng trên đặc trưng chung nhất để khi hội nhập, các nhà nước khác phải công nhận. ?

  • Tags: