Lãi suất ngân hàng ngày 7/11: Chênh lệch giữa 2 kỳ hạn liên tiếp nào cao nhất?

Từ nay đến cuối năm, lãi suất ngân hàng có chu kỳ biến động ngắn, có thể biến động theo tuần. Do vậy, khách hàng gửi tiết kiệm quan tâm nhất là, chênh lệch giữa 2 kỳ hạn liên tiếp nào là cao nhất?
lãi suất ngân hàng

Lãi suất ngân hàng biến động ở kỳ hạn 12 tháng

Lãi suất ngân hàng (gửi tiết kiệm) có diễn biến đáng chú ý nhất trong những ngày đầu tháng 11 nằm ở kỳ hạn 12 tháng.

Nếu như ngày đầu tiên của tháng 11 (ngày 1/11) phần lớn các ngân hàng đã rời mốc lãi suất tiết kiệm 6%/năm ở kỳ hạn 12 tháng; chỉ duy nhất có Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) giữ mức lãi suất 6%/năm, cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại quầy.

Song đến hôm nay, ngày 7/11, lãi suất ngân hàng đã có biến động đáng kể, 6 ngân hàng “quay xe” đưa lãi suất tiền gửi tiết kiệm lên mức 6% trở lên. Đó là PVcomBank, HDBank, CB, VietABank, Oceanbank, và BaoVietBank.

Trước đó, trong tháng 10, dù phần lớn các ngân hàng giữ mức lãi suất tiết kiệm xung quanh khung 5%, nhưng cũng vẫn còn 6 ngân hàng giữ mốc lãi suất 6%, dẫn đầu là PVcomBank với 6,4%/năm.

Độ chênh giữa 2 kỳ hạn

Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng liên tục giảm từ tháng 8 đến nay, gửi kỳ hạn ngắn hay dài có lợi hơn? Dư luận đặc biệt quan tâm đến lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng, bởi theo số liệu của Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), các khoản huy động của hệ thống ngân hàng phần lớn từ tiền gửi khách hàng (chiểm tỷ trọng khoảng 70 - 80%) có kỳ hạn chủ yếu từ 3 tháng đến 12 tháng.

Xu hướng chung của lãi suất ngân hàng là tăng lên. Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 6 tháng cao hơn kỳ hạn 3 tháng; lãi suất ngân hàng kỳ hạn 12 tháng cao hơn kỳ hạn 6 tháng (ngoại trừ một trường hợp đặc biệt của ABBank: Lãi suất 6 tháng 4,9%, 12 tháng 4,7%/năm).

Nhưng từ nay đến cuối năm, lãi suất ngân hàng có chu kỳ biến động ngắn, có thể biến động theo tuần. Do vậy, khách hàng muốn biết chênh lệch (theo hướng tăng lên) giữa 2 kỳ hạn liên tiếp nào là cao nhất?

Thống kê từ khoảng 30 ngân hàng thương mại cho thấy, tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng có độ chênh lớn nhất, bình quân trên 1%. Chênh lớn nhất tới 1,65% thuộc về HDBank (3 tháng 4,05%, 6 tháng 5,7%/năm) và PVcomBank (3 tháng 3,95%, 6 tháng 5,6%).

Trong khi đó, độ chênh giữa kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng không đáng kể, ngoại trừ 2 trường hợp: PVcomBank có độ chênh 4,9% và HDBank 2,5%. Mặc dù vậy, chênh lệch bình quân giữa 2 kỳ hạn này dưới 0,5%.

Bảng tổng hợp sau đây cho thấy điều đó:

Đơn vị tính: %/năm

Ngân hàng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

Vietcombank

3,1

4,1

5,1

Agribank

3,3

4,3

5,3

BIDV

3,3

4,3

5,3

Vietinbank

3,3

4,3

5,3

Saigonbank

3,6

5,2

5,6

Techcombank

3,7

4,9

5,4

MSB

3,8

5,0

5,6

Sacombank

3,8

5,0

5,6

PVcomBank

3,95

5,6

10,5

ABBank

4,0

4,9

4,7

TPBank

4,0

5,0

5,55

VIB

4,0

5,1

5,4

HDBank

4,05

5,7

8,2

SHB

4,1

5,4

5,8

VPBank

4,2

5,3

5,3

NamABank

4,2

4,9

5,7

GPBank

4,25

5,25

5,45

OCB

4,25

5,3

5,5

CB

4,3

5,7

6,0

BacABank

4,45

5,6

5,8

NCB

4,45

5,5

5,8

SCB

4,5

5,35

5,65

VietABank

4,5

5,6

6,0

VRB

4,5

5,5

5,7

Oceanbank

4,6

5,8

6,1

BVBank

4,7

5,55

5,75

BaoVietBank

4,75

5,8

6,1

KienLongBank

4,75

5,4

5,7

Phương Nga