Một giờ với tác giả Hương bùn

Ngày ấy, vào năm 1979, trong một lần đi cùng nhà văn Bùi Cát Vũ về mặt trận Batamboong, Campuchia (ông cũng chính là tham mưu trưởng Quân đoàn 4, còn tôi là lính cận vệ) ông đưa cho tôi xem bài báo có

 Trong trận đánh ở ngã 3 chữ A gần núi Đất thuộc tỉnh Tà Keo, khi tàn quân Pônpốt tập kích đoàn xe chở nhân dân Campuchia hồi hương sau nạn diệt chủng. Đơn vị anh được lệnh đến cứu dân. Trận đánh khá ác liệt, và Phong cứ “lùi lũi” trườn lên dưới làn đạn rát mình của địch để kéo về từng người dân, từng đồng đội bị thương. Nói như cách nói của cánh lính chúng tôi, “đạn tránh hắn chứ không phải hắn tránh đạn”. Sau sự kiện ấy và với một chuỗi thành tích trước đó, Phong đã được đề nghị tặng danh hiệu anh hùng.

Ít tháng sau, tại căn cứ Sóng Thần, thủ trưởng Ba Cúc, chính ủy quân đoàn khi nghe Phong báo cáo trước hội nghị, đã phán rất gọn một câu “Thằng này được”. Còn tôi, nhâm nhi ly cafe với Phong ở xóm Khiết Tâm gần quân đoàn, thấy Phong cứ lặng yên, như trong Phong cuộc chiến đã lùi sâu về quá khứ. Thì ra không phải, Phong mới nhận thư nhà, mới biết tin mạ mình đang quằn lưng trên thửa ruộng bạc phếch của những cánh đồng quê èo uột năng suất vì thiếu phân, thiếu thuốc kháng bệnh cho cây trồng. Thấm thoắt thế mà đã hơn 30 năm.

Giờ thì tôi với Phong ngồi đây, sau hơn 30 năm mỗi đứa một ngành, không gặp, tóc tôi chưa một sợi bạc, Phong thì đã rất muối tiêu. Nửa giờ, không đủ để chúng tôi bù khú nên chỉ kịp thoáng qua vài gương mặt đồng đội, người còn người mất. Phong phải đi Tây Nguyên để ra rẫy cùng bà con bón phân cho tiêu, cà phê, đến với những cuộc hội thảo đầu bờ về phân, về đất.

Tối, nằm nghe bản nhạc Hương bùn của Phong tặng, làn điệu dân ca cứ mườn mượt đến nao lòng, để cảm nhận cái mùi bùn một thời “chân bùn tay lấm” của mạ ngày xưa và thơm mùi lúa “đang thì con gái” ngày nay. Mới hiểu vì sao trong hai thập kỷ Phong tổ chức gần 4.000 cuộc hội thảo với các nhà khoa học, với bà con nông dân, để có cho được Hương bùn đậm âm hưởng dân ca mang triết lý của Lão Tử “Biển hội tụ được sông ngòi vì biển biết lựa cho mình một chỗ nằm… thấp” và Phong đã chọn làn điệu dân ca khi viết về hạt gạo, về đồng đất, về mồ hôi của những người nông dân, vì theo Phong “dòng nhạc dân tộc chính là biển đấy” để hiểu thêm vì sao Phong yêu hương bùn đến thế.

Nguyên thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào trao Huân chương Lao động hạng nhì cho TGĐ Lê Quốc Phong

Công ty Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu hiện là một trong những đơn vị dẫn đầu của ngành sản xuất phân bón trong cả nước về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Với các nhà máy sản xuất và mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc cũng như các nước lân cận và với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, Bình Điền đã nhanh chóng phát triển và trở thành đơn vị tiên phong trong việc sản xuất ra các loại phân bón chuyên dùng cho từng loại cây, từng vùng đất. Công ty cũng là đơn vị tiên phong trong việc xuất khẩu phân bón “Made in VietNam” ra các nước trong khu vực, với bao bì in ấn bằng tiếng bản địa nên được nông dân nước bạn ưa chuộng. Công ty hiện có một Hội đồng Cố vấn KHKT gồm 8 Giáo Sư, Tiến sĩ hàng đầu về nông nghiệp, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với các Viện Nghiên cứu, các trường Đại học để từ đó ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới nhất vào các sản phẩm của mình.


Lê Quốc Phong trong lễ xuất quân của đội bóng chuyền Bình Điền – Long An

Lê Quốc Phong (trái) trao số tiền tượng trưng gần 2,8 tỷ đồng cho Chương trình tiếp sức mùa thi