Olam tận dụng cơ hội tăng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang châu Á

Việt Nam có thể đạt năng suất lên tới 3,5 – 5 tấn hạt tiêu/năm, theo nghiên cứu của Olam, vượt xa Ấn Độ và Indonesia, những nơi có năng suất dao động trong khoảng 0,5 – 1,5 tấn/ha.

Theo Nikkei Asia Review, nhà giao dịch nông sản có trụ sở tại Singapore Olam International định vị Việt Nam là trung tâm xuất khẩu cho thị trường châu Á, bao gồm cả thị trường Trung Quốc, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có hồi kết. 

Việt Nam chiếm khoảng 40% tổng sản lượng hạt tiêu toàn cầu và gần 60% tổng quy mô giao dịch hạt tiêu quốc tế. Olam bắt đầu giao dịch hạt tiêu tại Việt Nam vào năm 2004, mở rộng sang làm sạch và tiệt trùng hạt tiêu vào năm 2008 và bắt đầu tham gia vào phân khúc hạt tiêu xay vào năm 2010.

Đến tháng 5/2020, Olam sẽ bắt đầu vận hành một nhà máy chế biến hạt tiêu và sớm tăng gấp đôi công suất. Olam cần đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô bằng cách tự vận hành vùng nguyên liệu.

Theo nghiên cứu của Olam, Việt Nam có thể đạt năng suất lên tới 3,5 – 5 tấn hạt tiêu/năm, vượt xa Ấn Độ và Indonesia, những nơi có năng suất dao động trong khoảng 0,5 – 1,5 tấn/ha. Năng suất cà phê và các nông sản khác tại Việt Nam cũng vượt xa năng suất tại các nước khác.

Hiện Olam đang kinh doanh tại 67 nước trên khắp thế giới. Năm 2017, Olam bắt đầu vận hành một nhà máy chế biến hạnh nhân tại tỉnh Đồng Nai. Nhà máy này nhập hạnh nhân tươi vận chuyển từ các trang trại của Olam tại Mỹ và xuất khẩu thành phẩm cuối cùng sang Trung Quốc. Nhưng cuộc chiến thương mại đang dẫn tới các đợt áp thuế trả đũa nhằm vào hạnh nhân xuất xứ từ Mỹ nên Olam đang chuyển dịch sang các trang trại hạnh nhân tại Úc để lấy nguồn nguyên liệu.

Olam tận dụng mạng lưới rộng lớn các trung tâm sản xuất và xuất khẩu toàn cầu để ứng phó linh động với sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường. Chỉ riêng tại Việt Nam, Olam có 22 trung tâm trồng trọt và chế biến với tổng nhân công lên tới gần 5.000 người và hướng tới tăng 30% vào năm 2021. Công ty đặt mục tiêu mở rộng các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao như sản xuất các loại gia vị theo đặt hàng của các khách hàng là các nhà sản xuất thực phẩm.

Do người tiêu dùng Việt Nam đang có sức mua ngày càng mạnh hơn nhờ tăng trưởng kinh tế, Olam đang dịch chuyển tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu ra ngoài thị trường Việt Nam. Tỷ trọng sản phẩm tiêu thụ nội địa tại Việt Nam dự kiến tăng lên 15% – 20% trong 6 năm tới, từ mức 10% hiện nay, theo chủ tịch và đại diện khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc của Olam là  Prakash Jhanwer cho hay.

Thanh Xuân (t/h)