Sau xin lỗi, Facebook vẫn không cứu vớt được niềm tin của người dùng

Điều tra ý kiến người dùng tại Mỹ và Đức công bố ngày 25/3/2018 cho thấy phần lớn công chúng đang ngày càng mất lòng tin vào tính bảo mật của Facebook, khi mạng xã hội này chạy hàng loạt quảng cáo xin
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px}

Chưa đến một nửa người dùng Facebook tại Mỹ tin rằng Facebook đang làm đúng theo luật về bảo mật của Mỹ, theo cuộc thăm dò ý kiến của Reuters/Ipsos vào 25/3, trong khi một khảo sát khác của Bild am Sonntag, tờ báo bán chạy nhất của Đức, chỉ ra rằng 60% người Đức lo sợ rằng Facebook và các mạng xã hội khác sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên nền dân chủ.

Người sáng lập và điều hành Facebook Mark Zuckerberg gần đây đã xin lỗi người dùng vì “vi phạm lòng tin” (“a breach of trust”) trong các quảng cáo trên báo in, trong đó có tờ Observer của Anh và New York Times, Washington Post và nhật báo Wall Street Journal.

“Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ thông tin của các bạn. Nếu không thể, chúng tôi không xứng đáng.” Đây là nội dung của quảng cáo đơn giản là chữ trên nền trắng và có thêm chữ ký của Mark Zuckerberg và logo Facebook nhỏ ở bên dưới.

Lời xin lỗi của CEO Facebook tràn ngập trên các mặt báo tại Anh và Mỹ, trong đó có các tờ lớn như Observer, New York Times, Washington Post và Wall Street Journal

Mạng xã hội lớn nhất thế giới này hiện nay nằm trong sự giám sát ngày càng chặt chẽ của chính phủ các nước tại châu Âu cũng như Hoa Kỳ, và đang nỗ lực gây dựng lại uy tín của mình đối với cộng đồng người dùng, các nhà quảng cáo, nhà lập pháp và các nhà đầu tư.

Vụ việc này bắt đầu khi Cambridge Analytica - một công ty chuyên khai phá và phân tích dữ liệu phục vụ cho quá trình truyền thông kêu gọi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử, có quyền truy cập không minh bạch vào hệ thống thông tin người dùng Faceook, từ đó xây dựng dữ liệu cho những người bỏ phiếu tại Mỹ và sau đó sử dụng chúng để giúp Tổng thống Mỹ Donald Trump trúng cử vào năm 2016.

“Đây là một sự vi phạm lòng tin, và tôi xin lỗi rằng chúng tôi đã không hành động nhiều hơn vào thời điểm đó”, Mark Zuckerberg phát biểu, trong lời xin lỗi chính thức lần đầu tiên trên truyền hình Mỹ vào tuần trước. Cổ phiếu của Facebook đã giảm 14%, trong khi hashtag #DeleteFacebook (#XoáFacebook) được sử dụng đông đảo trên cộng đồng mạng.

Khảo sát trực tuyến Reuters/Ipsos khẳng định, chỉ 41% người dùng Facebook tại Mỹ tin rằng Facebook đang chấp hành đúng theo luật pháp và bảo vệ thông tin cá nhân của họ, trong khi 66% nói rằng họ tin vào Amazone, 62% khẳng định họ tin vào Google và 60% lựa chọn Microsoft.

Khảo sát được thực hiện từ 21 - 23/3/2018 và thu lại tới 2.237 phản hồi.

Khảo sát  thực hiện bởi Reuters về niềm tin của người dùng đối với Facebook trong việc bảo mật thông tin

Một khảo sát của Đức thực hiện bởi Kantar EMNID, một công ty con của Tập đoàn Quảng cáo và Quan hệ công chúng đa quốc gia WPP lại cho thấy chỉ 33% những người được hỏi cho rằng mạng xã hội có tác động tích cực đến nền dân chủ, trong khi 60% tin vào điều ngược lại.

Có lẽ còn quá sớm để nói rằng việc mất lòng tin này có khiến người dùng quay lưng rời khỏi Facebook hay không, theo ý kiến của chuyên gia của eMarketer Debra Williamson. Bà nhận định, giống như khách hàng của các ngân hàng hay những ngành công nghiệp khác không nhất thiết phải rời bỏ thương hiệu sau khi không còn lòng tin nữa.

“Thực tế sẽ rất khó để có thể rời bỏ một nền tảng như Facebook khi mà nó đã đi quá sâu vào cuộc sống của mỗi người chúng ta”, bà Debra Williamson cho biết.

Dữ liệu cung cấp cho Reuters bởi SimilarWeb, một công ty Israel chuyên đo lường công chúng trực tuyến toàn cầu, cho thấy việc sử dụng Facebook tại các thị trường lớn và trên toàn cầu vẫn giữ mức ổn định trong tuần qua.

“Việc sử dụng Facebook trên máy tính, điện thoại và ứng dụng đều giữ ổn định và tốt trong giới hạn được kỳ vọng”, theo ông Gitit Greenberg - Giám đốc Phân tích thị trường của SimilarWeb. “Giờ đây điều quan trọng là tách rời sự phẫn nộ với sự việc khỏi những tác động mạnh mẽ trong thực tế mà Facebook đem lại cho người dùng”.

“Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ thông tin của các bạn. Nếu không thể, chúng tôi không xứng đáng.

Có thể bạn đã nghe về một ứng dụng trắc nghiệm được xây dựng bởi nhóm nghiên cứu của một trường đại học mà làm rò rỉ dữ liệu của hàng nghìn người năm 2014. Đây là một sự vi phạm lòng tin, và tôi xin lỗi chúng tôi đã không hành động nhiều hơn vào thời điểm đó. Hiện nay chúng tôi đang làm mọi thứ để đảm bảo việc đó không bao giờ lặp lại nữa.

Chúng tôi đã ngăn chặn việc các ứng dụng như trên khai thác quá nhiều thông tin. Bây giờ chúng tôi cũng hạn chế lượng dữ liệu mà các ứng dụng được truy cập khi bạn đăng nhập vào bằng Facebook.

Chúng tôi cũng đã điều tra kĩ lưỡng từng ứng dụng có quyền truy cập và số lượng lớn dữ liệu trước khi bắt đầu sửa chữa việc này. Chúng tôi dự đoán rằng còn những ứng dụng như vậy nữa. Và ngay khi tìm ra, chúng tôi sẽ chặn chúng và thông báo cho bất kỳ ai chịu ảnh hưởng.

Cuối cùng, chúng tôi sẽ nhắc lại cho bạn biết những ứng dụng bạn đã cho phép truy cập thông tin của mình - để bạn có thể tắt những cái bạn không muốn nữa.

Cảm ơn các bạn đã tin tưởng vào cộng đồng này. Tôi hứa sẽ làm tốt hơn nữa cho bạn.

Mark Zuckerberg.”


p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px}
Thy Thảo biên dịch - Theo Reuters