Sử dụng phân bón Văn Điển là giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Theo đánh giá của thế giới, phân bón có thể làm tăng 35 - 50% năng suất cây trồng; giống lai tăng 25%; giống thuần 15%. Mỗi năm nước ta sử dụng 10 - 12 triệu tấn phân bón các loại. Tuy nhiên, hiệu quả

Sự thật nhức nhối về ô nhiễm môi trường, đất canh tác do phân bón

Nguyên nhân khiến đất nông nghiệp của ta thoái hiện nay do hệ thống canh tác thiếu tính bền vững. Cây trồng của ta hiện chỉ phát huy khoảng 50 - 60% tiềm năng năng suất, sâu bệnh phát sinh nhiều ngoài tầm kiểm soát. Nguyên nhân, do tăng vụ quay vòng, luân canh đất thiếu khoa học (2 - 3 vụ/năm, 2 lúa + 1 ngô ở phía Bắc; 2 năm 7 vụ ở phía Nam, 2 - 3 vụ ngô liên tục) kết hợp việc rửa trôi đã khiến đất mất dần cấu tượng, mất cân bằng dinh dưỡng do không được bồi bổ phù sa. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ không còn nên lượng phân hữu cơ trước đây thường được nông dân bổ sung cho đất hàng năm thiếu hụt khiến đất bị ngộ độc phân hóa học triền miên.

Nhưng có một thực tế thời gian gần đây năng suất hầu hết các loại cây trồng có chiều hướng chững lại, nhiều loại sâu bệnh phát sinh khó lường. Từ đó, đặt rabài toán, phải chăng đất canh tác nông nghiệp của ta đang bị thoái hóa?Các nhà khoa họckhông khỏi lo lắng khi chứng kiến đất nông nghiệp ngày càng xấu đi, đất canh tác nông nghiệp của ta so với cách đây 10 năm đã bị chua đi khoảng 0,5 đơn vị, đặc biệt là đất phù sa và đất bazan. Qua đó, khiến tiềm năng năng suất cây trồng các giống lúa, ngô hiện nay chỉ đạt khoảng 70 - 80%. Chúng ta khoe xuất khẩu nhiều gạo, nhưng thật ra đó chính là bóc lột đất. Các nước phá triển trên thế giới một năm họ chỉ làm 1 vụ, còn ta một năm làm 3, thậm chí 4  nên đất bị bạc màu là điều tất yếu sẽ xảy ra. Tất nhiên quan điểm hiện nay cần đặt trên lợi ích về đất trên năng suất cây trồng, có thể xuất khẩu nông sản ít đi, nhưng giá trị vẫn đạt như hiện nay.

Còn theo PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ - Nguyên Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Nguyên Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp VN cho biết, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy có hơn 50 loại đất khác nhau và mỗi loại đất cần kỹ thuật canh tác riêng nên về lâu dài cần phát triển nông nghiệp theo hướng bảo tồn cốt làm sao để độ phì nhiêu tự nhiên của đất không bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Bởi đất là tài nguyên không thể tái tạo, phải mất hàng ngàn nămphục hóa mới có thể trồng được lúa nước. PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ cho rằng, trong những năm qua, chúng ta đã đầu tư vào thủy lợi, giống cây trồng và công nghệ sinh học rất lớn, nay cần có chiến lược nghiên cứu về đất nhiều hơn và ông cảnh báo: “Giờ chúng ta mới chỉ nhìn thấy trước mắt là giống mà chưa đánh giá đúng đắn vai trò của đất. Việc chúng ta chủ động được hệ thống phân lũ, đáp ứng nhu cầu nước tưới tiêu song đồng nghĩa chúng ta làm mất đi một lượng lớn phù sa về lâu dài sẽ dẫn tới tình trạng đất nhiễm mặn vô cùng nguy hiểm. Nhưng chúng ta không thể cấm các nước khác làm thủy điện, vì vậy, việc cấp bách trước mắt phải tìm ra phương hướng khắc phục hiện tượng thoái hóa đất hiện nay nêu không trong một tương lai gần rất có thể sẽ xảy ra một điều vô cùng tồi tệ với đất canh tác nông nghiệp của ta trong bối cảnh biến đối khí hậu ngày một khốc liệt hơn” -  PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ nhấn mạnh.

Doanh nghiệp đi đầu với chiến lược nghiên cứu sản xuất phân bón với bảo vệ môi trường

Văn Điển là doanh nghiệp đi đầu trong việc bổ sung thêm các chất trung, vi lượng vào phân bón, Tổng Giám đốc Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển Hoàng Văn Tại lưu ý rằng, qua các công trình nghiên cứu cho thấy, cây trồng cần tới 16 yếu tố dinh dưỡng, ngoài các nguyên tố đa lượng đạm, lân, kali thì cây trồng còn cần các chất trung vi lượng như canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, đồng bo... Và tùy theo từng loại cây trồng thì nguồn cung cấp dinh dưỡng khác nhau nên nguồn phân bón cũng sẽ khác nhau. “Về nguyên tắc, chúng ta lấy của đất cái gì phải trả lại cho đất cái đó. Trước đây, nông dân trả lại cho đất bằng chất hữu cơ như rơm rạ, phân chuồng, trong đó cung cấp trả lại cả nguyên tố đa lượng, trung, vi lượng, nhưng từ cuối những năm 70 đầu những năm 80, khi nền nông nghiệp dựa vào đất của ta chuyển sang nền nông nghiệp dựa vào phân bón thì việc dùng phân chuồng gần như không còn, nên cần phải có những loại phân bón bổ sung những chất đất đang rất thiếu này".

Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển vốn là một doanh nghiệp sản xuất phân bón có công nghệ lạc hậu do Trung Quốc giúp đỡ từ năm 1960. Do phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc, thiết bị và nhiên liệu than Cok nhập ngoại nên đã có thời gian bị đe dọa phải đóng cửa nhà máy. Nhưng chính nhờ hoạt động đổi mới, sáng tạo với hàng trăm sáng kiến, cải tiến, mà điển hình là 6 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được nhà nước công nhận đã giúp Công ty, đứng vững và ngày càng phát triển. Công ty đã chuyển từ việc sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ sử dụng than cok nhập ngoại sang chạy bằng than antraxit và máy móc nội địa; cải tạo lò cao nâng công suất lên 10 lần, giảm tiêu hao nhiên liệu, điện năng trên 60%, chuyển việc sử dụng nguyên liệu quăng apatit loại 1 chất lượng cao sang sử dụng quặng loại 2 chất lượng thấp nhưng vẫn sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đầy sức cạnh tranh trên thị trường.

Trả lời phỏng vấn của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp về lĩnh vực sản xuất phân bón với vấn đề bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, Tổng Giám đốc Hoàng Văn Tại đã nhấn mạnh: “Là doanh nghiệp sản xuất phân bón thuộc lĩnh vực hóa chất, lại đóng trên địa bàn Thủ đô, chúng tôi hoàn toàn ý thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo môi trường. Ngay từ những năm 1980 - 1990, khi chưa có Luật Môi trường, Công ty đã tập trung nhiều biện pháp vào công tác này. Từ một doanh nghiệp có nhiều yếu tố nguy hại: bụi, khí độc và phải thải bỏ 30 - 35 % nguyên liệu vụn, 44m3 nước thải/tấn sản phẩm; nay nhờ hoạt động đổi mới sáng tạo Công ty đã xử lý triệt để môi trường, tái sử dụng nguyên liệu vun, tuần hoàn nước, triệt tiêu hoàn toàn chất thải rắn và nước thải, mang lại một nguồn lợi hàng trăm tỷ đồng và giúp Công ty đứng vững là sản phẩm chủ lực trên địa bàn Thủ đô trong những năm qua.

Ngoài sản phẩm chính của Công ty là Phân lân nung chảy với các đặc tính ưu việt như tan chậm, cây dùng đến đâu thì phân giải đến đó để rễ cây hút được, ngoài chất lân P2O5 có thành phần và tỷ lệ 15 - 17% lân dễ tiêu tương đương như các loại phân lân khác, nó còn cung cấp tới 17 yếu tố dinh dưỡng trung và vi lượng, 1 kg lân loại này còn có tác dụng khử chua, cải tạo đất tương đương 0,5 kg vôi bột, loại trừ hiện tượng phú dưỡng do phân bón hòa tan quá nhiều vào nước, giảm hẳn rong rêu trong ruộng lúa, nơi nuôi trồng thủy sản. Công ty đã hợp tác với các nhà khoa học nghiên cứu và phối chế với Đạm, Kali với công nghệ vo viên 3 màu, bọc đạm, kali giúp cho các thành phần dễ tan này ít bị trôi rửa, bay hơi, đã tạo nên thương hiệu Phân Đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng với 64 chủng loại cho từng loại cây, cho từng loại đất với đầy đủ 19 yếu tố dinh dưỡng giúp nâng cao năng suất, chất lượng, tăng cường khả năng chống chịu của cây với các điều kiện bất lợi của sâu bệnh, môi trường, khí hậu. Lễ vinh danh cho 10 Doanh nghiệp hàng đầu (TOPTEN) lần này là phần thưởng xứng đánh cho kết quả hơn 50 năm phấn đấu, đổi mới để tồn tại, phát triển thân thiện môi trường của Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển, làm vẻ vang một thương hiệu Việt nổi tiếng trong nước và quốc tế, đã cùng đồng hành với bà con nông dân.