Suy nghĩ từ bài thơ "Chào Xuân" Giáp Thân 1944 của Bác Hồ

Dân ta vốn trọng tài năng, quý chữ nghĩa. Ngày tết đến, ai cũng thích có đôi câu đối treo trong nhà, hoặc bài thơ mừng xuân khai bút thể hiện bản lĩnh, ý chí, tài hoa và những dự cảm tốt lành... Nhân

“Rót cốc rượu Xuân, mừng cách mạng
Viết bài chào Tết, chúc thành công”.
Năm 1944 là năm cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân thế giới đang vào giai đoạn quyết liệt. ở trong nước, Bác Hồ mới từ Trung Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng đánh đuổi Nhật - Pháp của nhân dân ta. Hai cụm từ “Mừng cách mạng” và “Chúc thành công” thể hiện ẩn ý: Đây là năm bản lề để Đảng ta chuẩn bị tổng khởi nghĩa năm 1945, đồng thời cũng là năm Hồng quân Liên Xô đang thắng lớn, chuẩn bị tổng phản công phát xít Đức.
Lịch sử đã chứng minh những dự đoán của Bác thật là kỳ diệu. Đó chính là bản lĩnh của một tư duy chính trị nhạy bén, một đường lối cách mạng đã được xác định ngay từ đầu.
Hai câu thơ vừa đối ý, đối lời, mà rất giản dị và trong sáng về ngôn từ, nhưng đã thể hiện sự nhạy cảm, sự hiểu biết sâu rộng của Bác Hồ trong việc đánh giá thời cuộc.
Sau mười năm qua từ ngày bài thơ mừng Xuân của Bác ra đời (1944), xuân Giáp Thân 2004 này cả nước đang vững bước trên con đường đổi mới, phơi phới thắng lợi, làm nức lòng người như ý câu thơ xuân của Bác kính yêu.

Nguyên văn bài
"CHÀO XUÂN" 1944   của Bác Hồ

“Xuân ơi, Xuân hỡi, hỡi Xuân
Từ xa đến gần Xuân khắp mọi nơi
Rót cốc rượu Xuân, mừng cách mạng
Viết bài chào Tết, chúc thành công”.

  • Tags: