Tìm kế phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

(Chinhphu.vn) - Cùng với làn sóng đầu tư nước ngoài, có nhiều Tập đoàn lớn đã đầu tư vào Việt Nam, nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để doanh nghiệp Việt học hỏi được bí quyết công nghệ, nhằm nâ
Đây là nội dung được trao đổi tại Hội thảo Phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEV), Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) ngày 11/9 tại Hà Nội. Đây là buổi Hội thảo gặp gỡ hơn 200 nhà cung cấp toàn quốc trong các lĩnh vực khác nhau như điện tử, cơ khí, nhựa... nhằm thảo luận về giải pháp hỗ trợ phát triển nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.

Khó khăn trong việc trở thành nhà cung cấp linh kiện

Theo thống kê, năm 2013, Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với kim ngạch 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đã lần đầu tiên trở thành một cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới, khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có tới 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh. Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của Samsung tại Việt Nam. Với quy mô sản xuất hiện tại thì Samsung điện tử cần hàng trăm xí nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại chỗ và trong khu vực. Đó là cơ hội lớn cho Bắc Ninh, Thái Nguyên và các địa phương khác trong Vùng Thủ đô phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong khi hiện này chủ yếu do các doanh nghiệp FDI thực hiện.

Tuy nhiên, theo số liệu điều tra của JETRO (Nhật Bản), số linh kiện, nguyên phụ liệu nội địa cung ứng cho sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan chiếm 50-60%, của Việt Nam chỉ chiếm 27,8% giá trị sản lượng công nghiệp. Còn theo ông Shim Wonhwan, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Complex, đánh giá: Hiện nay ở Việt Nam, trên thực tế công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử còn tương đối lạc hậu. Ngay với Samsung khi đã liên tục mở rộng lĩnh vực đầu tư sang các sản phẩm như điện thoại di động, máy tính bảng, máy hút bụi thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ hỗ trợ cung cấp các loại sản phẩm in ấn, bao bì.

Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để doanh nghiệp Việt học hỏi được bí quyết công nghệ, nhằm nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong nước - một mục tiêu quan trọng đối với thu hút FDI. Tìm ra giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể trở thành các nhà cung cấp các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, thay thế được các nhà cung cấp hiện tại của Samsung cũng như các Tập đoàn đa quốc gia khác.

Thực tế, với nguồn lực hiện có, Việt Nam khó có thể phát triển công nghiệp phụ trợ nếu đầu tư dàn trải. Giáo sư TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài  (VAFIE) cho rằng Việt Nam không thể phát triển bất cứ công nghiệp hỗ trợ nào, mà phải lựa chọn một số sản phẩm chủ lực để phát triển thành thương hiệu quốc gia; cũng không nên máy móc khi đặt vấn đề tỷ lệ nội địa hóa đối với từng loại sản phẩm như ô tô, xe máy, mà phải tính đến chi phí, giá thành, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sự phân công và hợp tác theo chuỗi giá trị toàn cầu.

Tìm hiểu yêu cầu đối tác, tự nâng cao năng lực

Tại buổi gặp gỡ, một số doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu các thế mạnh về sản phẩm của mình. Tuy nhiên, đa số thừa nhận việc cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ hoàn thiện đạt yêu cầu về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng cho Samsung là khá khó khăn, nếu không có sự liên kết, hỗ trợ.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu cho biết Việt Nam đang triển khai 3 nhóm giải pháp để khuyến khích, phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới, gồm: Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới (thay thế QĐ số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 về chính sách phát triển CNHT). Đồng thời xây dựng các quy định sát với thực tiễn, xây dựng môi trường, hạ tầng kinh doanh thuận lợi để khuyến khích, thu hút từ các tập đoàn lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư, sản xuất linh kiện, bán thành phẩm. Việt Nam cũng chủ trương nâng cao mối liên kết, hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng đa dạng nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo.

Đại diện từ Tập đoàn Samsung đã trực tiếp tham gia trao đổi, tìm hiểu và lắng nghe các doanh nghiệp trình bày nguyện vọng và khả năng của mình nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác. Ông Shim Wonhwan, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Complex cho rằng: "Bản thân doanh nghiệp phụ trợ phải tự lực thì mới có thể giành được lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty khác về chất lượng, giá thành và thời hạn giao hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải thay đổi suy nghĩ về đối thủ cạnh tranh, lúc này không chỉ đơn thuần chỉ là giữa doanh nghiệp Việt Nam hay Hàn Quốc mà còn là tất cả các doanh nghiệp khác trên phạm vi thị trường toàn cầu".

Nguyên nhân là do khi thị trường tiêu thụ của công ty thu mua đã được toàn cầu hóa thì tất yếu việc gia công linh kiện cũng sẽ được toàn cầu hóa theo. Với sự tự vận động của nhà cung cấp, kết hợp với sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và công ty thu mua một cách hợp lý, sẽ hình thành các nhà cung cấp có "thế và lực" mạnh hơn. Mặt khác, với các nhà cung cấp này sẽ tạo ra một cơ cấu tuần hoàn vô cùng hiệu quả trong quá trình phát triển thành nhà sản xuất sản phẩm hoàn thiện.

Giải đáp vướng mắc của các doanh nghiệp Việt Nam việc kết nối doanh nghiệp, ông Shim Wonhwan cho rằng: Để làm một sản phẩm hoàn thiện gồm nhiều bước, có thể liên quan đến nhiều bước, có thể liên kết vài doanh nghiệp. Doanh nghiệp đóng vai trò trọng tâm, phải có DN chịu trách nhiệm lãnh đạo và kết nối DN để chứng minh khả năng sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm cuối cùng. Để thay thế các nhà cung cấp hiện tại của Samsung thì các doanh nghiệp Việt phải ưu tú, "vượt trội hơn" để đảm bảo chất lượng, giá thành và việc giao hàng.

Ông Nguyễn Mại cũng cho biết Cục Đầu tư nước ngoài và VAFIE sẽ phối hợp với Hiệp hội cơ khí và Sở Kế hoạch và Đầu tư một số địa phương khảo sát tình hình. Từ đó, chọn từ 30 đến 50 doanh nghiệp làm thí điểm trong khoảng một năm với sự hỗ trợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và của Samsung để tìm ra giải pháp đồng bộ từ chính sách hỗ trợ, tín dụng ưu đãi, Quỹ phát triển, tổ chức quá trình hợp tác theo chuỗi giá trị để mở rộng diện doanh nghiệp tham gia. Dự kiến tiến hành khảo sát và lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm phát triển CNHT cho SEV từ tháng 9-12/2014.

function PrintPopup() { window.open('/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=208387', '', 'width = 890,height = 480,location= yes, resizable=yes,scrollbars=yes, toolbar=no,location=no,menubar=no'); } function EmailPopup(url) { window.open('/Utilities/Email4Friend.aspx?news_url=' + url, '', 'status=no,toolbar=no,scrollbars=yes,titlebar=no,menubar=no,resizable=yes,width=640,height=480,directories=no,location=no'); return false; } function socialShare(type, title, link) { title = typeof title !== 'undefined' ? title : document.title; link = typeof link !== 'undefined' ? link : window.location.href; var eTitle = encodeURIComponent(title); var eLink = encodeURIComponent(link); switch (type) { case 'fb': window.open('http://www.facebook.com/sharer.php?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'tw': window.open('http://twitter.com/home?status=' + eTitle + ' ' + eLink); break; case 'zm': window.open('http://link.apps.zing.vn/share?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'lh': window.open('http://linkhay.com/submit?url=' + eLink + '&title=' + eTitle); break; } return false; } function sns_click(type) { var sns_sharekey; if (type == "facebook") { sns_sharekey = 'http://www.facebook.com/sharer.php?u='; } else if (type == "zingme") { sns_sharekey = 'http://link.apps.zing.vn/share?url='; } else if (type == "googleplus") { sns_sharekey = 'https://plus.google.com/share?url='; } u = location.href; t = document.title; window.open(sns_sharekey + encodeURIComponent(u) + '&t=' + encodeURIComponent(t), 'sharer', 'toolbar=0,status=0,width=626,height=436'); return false; }