TKV chung tay chủ động ứng phó biến đổi khí hậu

Năm 2018, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến tiếp tục thực hiện gần 30 công trình, dự án ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu, tập trung vào 2 giải pháp chính là “thích ứng”
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 15.0px} p.p3 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: center; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p4 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: center; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px} p.p5 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px} span.s1 {font: 10.0px 'Helvetica Neue'} table.t1 {border-collapse: collapse} td.td1 {border-style: solid; border-width: 1.0px 1.0px 1.0px 1.0px; border-color: #aaaaaa #aaaaaa #aaaaaa #aaaaaa; padding: 1.0px 5.0px 1.0px 5.0px}

Hội nghị Bàn các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu của TKV năm 2018 và những năm tiếp theo tại Quảng Ninh sáng 23/8

Ngành than với biến đổi khí hậu

Ngành công nghiệp khai thác và chế biến than luôn được đánh giá là một trong những ngành kinh tế - sản xuất công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam, nắm giữ vai trò là nguồn cung cấp nhiên liệu than đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế nội địa và phục vụ xuất khẩu cũng như đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Hiện Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) được Nhà nước giao quản lý và điều hành sản xuất 7 mỏ lộ thiên lớn với công suất từ 1,2 triệu tấn/năm trở lên và 11 mỏ hầm lò có công suất trên 1,0 triệu tấn/năm trở lên. Ngoài ra, còn một số mỏ hầm lò, lộ thiên có công suất nhỏ từ vài trăm nghìn tấn đến một triệu tấn/năm. Các mỏ của TKV hiện nằm chủ yếu tại tỉnh Quảng Ninh, ngoài ra một số mỏ rải rác tại tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Nam.

Trong khâu sàng tuyển, chế biến than, TKV hiện có 3 nhà máy sàng tuyển tập trung là Cửa Ông, Hòn Gai, Vàng Danh với tổng công suất 18 triệu tấn/năm, ngoài ra là các xưởng sàng tuyển trực tiếp tại mỏ.

Khai thác than tại Công ty CP Than Cao Sơn – Vinacomin

Với đặc thù vị trí địa lý này, biến đổi khí hậu với sự tăng lên của nhiệt độ toàn cầu dẫn đến những biến động mạnh mẽ của lượng mưa và sự gia tăng các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán... với diễn biến thất thường có ảnh hưởng lớn lên hoạt động sản xuất khai thác của TKV, đặc biệt gây khó khăn và thiệt hại về kinh tế.

Kết quả điều tra, khảo sát của Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin (VITE) năm 2018, cho thấy, các mỏ than vùng Quảng Ninh ít có khả năng bị ngập do nước biển dâng vì các mỏ đều có cốt cao hơn mặt nước biển hàng mét trở lên, tuy nhiên các mỏ lộ thiên phải đề phòng ngập moong khai thác do mưa to, lượng mưa lớn. Nước biển dâng cao từ 20-24 cm sẽ ảnh hưởng đến đe dọa an toàn các công trình trên biển như Hòn Nét và các công trình ven biển như cảng Cửa Ông, kho bãi than của các nhà máy tuyển tập trung, các tuyến băng vận chuyển và rót than, cầu, đường...


“Thích ứng” và “giảm nhẹ” - Chìa khoá ứng phó BĐKH của TKV

Năm 2017, TKV đã có nhiều hoạt động ứng phó với BĐKH, đặc biệt tập trung thực hiện cải tạo phục hồi các môi trường bãi thải và hệ thống thoát nước ở nhiều mỏ, chống sạt lở bãi thải và xây dựng các tuyến đường vận tải chuyên dụng, đồng thời thường xuyên mở các lớp tập huấn về môi trường cho cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác môi trường và triển khai hợp tác với nhiều nước như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản trong công tác nghiên cứu công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực BVMT. Thông qua 42 công trình nhằm ứng phó với BĐKH thực hiện bởi 11 đơn vị trực thuộc TKV, năm 2017 mức đóng góp giảm phát thải KNK của TKV đạt mức 5%.

Nối tiếp thành công trong công tác ứng phó BĐKH năm trước, năm 2018, TKV tiếp tục xây dựng kế hoạch và lựa chọn Kịch bản RPC 4.5 của Kế hoạch ứng phó với BĐKH và Nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016. Theo đó, kế hoạch ứng phó BĐKH năm 2018 của TKV sẽ tiếp tục tập trung vào 2 giải pháp là “thích ứng” và “giảm nhẹ”.

Đối với các mỏ hầm lò và mỏ lộ thiên, TKV cho biết sẽ tăng cường hệ thống bơm thoát nước mỏ tại các mỏ bằng bơm có công suất lớn và sức đẩy cao, đồng thời tiến hành san gạt bề mặt sụt lún do khai thác, trám lấp các vết nứt nhằm ngăn ngừa nước bề mặt thẩm thấu xuống dưới; tăng cường trồng cây phủ xanh, xây tường kè, rãnh đỉnh ngăn ngừa nước mưa thấm ngấm vào khu vực khai thác mỏ. Tại những khu vực kết thúc đổ thải, tiếp tục phủ kín diện tích bằng cây xanh để hạn chế xói mòn, sạt lở bãi thải; tạo đê ngăn theo các mép tầng thải, dốc nước ngang tầng thải nhằm ngăn dòng chảy tràn xuống sườn tầng.

Đập chắn bãi thải khu vực Giáp Khẩu - Công ty than Hòn Gai nhằm ngăn nước và đất đá sạt lở tràn xuống khi có mưa bão

Đặc biệt, đại diện TKV cho biết sẽ tiến dần tới các cảng không chứa than trên bề mặt cảng mà xây dựng các silo chứa kín, tăng cường vận chuyển than bằng băng tải, kể cả băng tải ống, thay cho vận chuyển bằng ô tô.

Hệ thống vận chuyển than bằng băng tải từ kho than Khe Ngát ra Cảng Điền của Công ty Kho vận Đá Bạc - Vinacomin

Theo tính toán, tổng lượng phát thải KNK trong hoạt động khai thác, chế biến than của TKV năm 2018 sẽ ở mức khoảng 2,3 triệu tấn CO2 tương đương. Nhằm tối ưu hóa việc giảm nhẹ phát thải KNK mà vẫn giữ vững sản lượng than khai thác, đáp ứng mức tăng trưởng hàng năm, TKV sẽ tập trung vào áp dụng các giải pháp công nghệ và các giải pháp tiết kiệm điện năng trong từng khâu sản xuất.

Theo tính toán của VITE, các giải pháp này có thể giúp giảm từ 1,26-1,85 kWh/tấn, trung bình giảm 1,55 kWh/tấn trong khai thác than lộ thiên, và giảm 2,9-3,9 kWh/tấn, trung bình giảm 3,4 kWh/tấn đối với khai thác than hầm lò. Tổng lượng cắt giảm phát thải khí nhà kính thông qua tiết kiệm năng lượng năm 2018 dự kiến đạt 180 ngàn tấn CO2 tương đương.

Thông qua các giải pháp tiết kiệm điện năng và trồng cây tái tạo thảm thực vật, dự báo lượng KNK giảm thiểu sẽ khoảng 187 ngàn tấn CO2, mức độ giảm ước đạt được là 5%, tương đương với mức của năm 2017. Bên cạnh đó, các giải pháp về khoa học công nghệ nhằm hợp lý hóa sản xuất, đồng bộ thiết bị, tận thu tối đa tài nguyên trong khai thác than hầm lò, khai thác than lộ thiên và sàng tuyển chế biến cũng sẽ góp phần lớn vào việc giảm phát thải KNK.

Năm 2017, các đơn vị sản xuất than của TKV đã trồng được 196,7 ha cây phục hồi môi trường tại các mỏ. Với khả năng hấp thụ được 34,86 tấn CO2/ha, tổng lượng giảm phát thải KNK từ cây phục hồi sẽ lên đến 6.856 tấn CO2.

Bãi thải phân tầng Chính Bắc Núi Béo của Công ty Than Hòn Gai được phủ xanh bởi cây phục hồi môi trường

Đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo và tập thể cán bộ TKV, bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Vụ Trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) khẳng định TKV là một trong những tập đoàn đi đầu ngành Công Thương nói riêng và cả nước nói chung trong việc quan tâm, triển khai các chương trình, kế hoạch nhằm ứng phó với vấn đề BĐKH.

Bà Nguyễn Thị Lâm Giang – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đánh giá cao sự quan tâm sâu sắc của TKV đối với vấn đề biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, Vụ trưởng Nguyễn Thị Lâm Giang cũng cho rằng, kế hoạch ứng phó BĐKH hàng năm nên được xây dựng trên kế hoạch tổng thể dài hạn của Tập đoàn để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả cũng như sự linh hoạt của chương trình theo đặc trưng của từng mỏ, từng địa phương và theo biến động của chính sách liên quan tới ứng phó BĐKH trên thế giới.


Đoàn Bộ Công Thương thăm quan thực tế một số công trình ứng phó biến đổi khí hậu của các doanh nghiệp thuộc TKV p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545}
Thy Thảo