Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đời sống cho người lao động ngành Dệt May

Thời gian qua, hệ thống công đoàn dệt may Việt Nam đã phối hợp với chuyên môn, không chỉ bám sát tình hình thực tế, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho do



Công đoàn Dệt may Việt Nam với sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn và Đảng ủy Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã tổ chức nhiều phong trào thi đua thiết thực, động viên công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) làm việc với năng suất, chất lượng cao, góp phần vào thành tích chung của ngành, của tập đoàn. Nhờ đó thu nhập bình quân của người lao động tại các đơn vị trực thuộc năm 2012 đạt 4,47 triệu đồng/người/tháng bằng 204,1% so với năm 2008, tăng bình quân 19,5%/năm. Sản xuất kinh doanh liên tục phát triển và thu nhập tăng trên mức tăng CPI trong những năm qua chính là yếu tố quyết định để người lao động (NLĐ) gắn bó với DN và tích cực tham gia các hoạt động công đoàn.

Bên cạnh đó, các DN đãtừng bước tổ chứcchăm lo tốt đời sống cho NLĐ như:bố trí hàng trăm phòng ở cho công nhân, điển hình như: May Hưng Yên, May 10, May Phương Đông, Dệt kim Đông Xuân, Dệt may Thành Công, Tổng Công ty Phong Phú...; duy trì nhà trẻ mẫu giáo (May Việt Tiến, May 10, May Hưng Yên, May Đáp Cầu...); hỗ trợ tiền nhà trọ, tiền gửi trẻ, mẫu giáo, tổ chức tham quan, nghỉ mát trong và ngoài nước, khám sức khỏe định kỳ, hỗ trợ xây nhà tình thương...

Cùng với người sử dụng lao động (NSDLĐ), Công đoàn Dệt may Việt Nam đã xây dựng tốt mối quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ tại DN, qua đó động viên CNVCLĐ thi đua lao động sản xuất, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch. Trong 4 năm gần đây, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu cả nước, tăng trưởng bình quân hàng năm 17,4%, so với Nghị quyết Đại hội III tăng hơn 0,4%. Các công đoàn cơ sở tại các DN thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng góp phần xứng đáng vào thành tích của đơn vị và của Tập đoàn, đảm bảo tăng trưởng ổn định và có mức cao hơn bình quân chung của toàn ngành. Đây là kết quả đáng tự hào của ngành dệt may, Tập đoàn Dệt may Việt Nam và đội ngũ CNVCLĐ đã đạt được trong điều kiện cực kỳ khó khăn.

Công đoàn ngành đã phối hợp với chuyên môn chăm lo tốt đời sống CNVCLĐ trong ngành thông qua quỹ "Từ thiện xã hội" của từng DN và của Công đoàn Dệt may Việt Nam như: triển khai chương trình "Mái ấm công đoàn",hỗ trợ những gia đình công nhân dệt may có hoàn cảnh khó khăn, gặp rủi ro, trao quà tết cho công nhân lao động nghèo... Riêng trong nhiệm kỳ 2008-2013, Công đoàn Dệt may Việt Nam đã phối hợp với Tập đoàn Dệt may Việt Nam vận động các đơn vị và CNVCLĐ làm tốt công tác từ thiện xã hội với số tiền là 80,6 tỷ đồng, thông qua các hoạt động: phụng dưỡng 89 bà mẹ Việt Nam anh hùng/năm, nuôi 83 trẻ mồ côi/năm, xây 392 căn nhà tình thương, trợ cấp khó khăn đột xuất cho 40.530 lượt người, ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung, ủng hộ nhân dân Nhật Bản (2,8 tỷ đồng), trao quà cho nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, bệnh nhân ung bướu, HIV/AIDS...

Trong thời gian tới, Công đoàn Dệt may Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để không chỉ thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ mà còn góp phần duy trì chức năng tham gia quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ và tổ chức tốt các phong trào thi đua, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, vì sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam.