Bộ Công Thương: Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao

Cùng với hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước, các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề thuộc Bộ Công Thương đang ngày càng phát tr

Nâng cao năng lực đào tạo nghề

Bộ Công Thương hiện đang quản lý 51 trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề (gọi tắt là cơ sở đào tạo); trong đó có 34 cơ sở trực thuộc Bộ và 17 cơ sở trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty. Trong 51 cơ sở có 10 trường cao đẳng nghề, 1 trường trung cấp nghề, 1 trung tâm day nghề; các cơ sở còn lại hầu hết tham gia vào hoạt động dạy nghề, đáp ứng nguồn nhân lực cho Ngành và xã hội.

Tại Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/6/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm và Quyết định số 960/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/6/2013, thì 4 cơ sởcủa Bộ Công Thương được đầu tư9 nghề trọng điểm, cấp độ quốc gia; trong đó: Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có 2 nghề trọng điểm: Thương mại điển tử và Bán hàng trong siêu thị. Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp có 3 nghề trọng điểm, là: Thương mại điện tử, Quản trị kinh doanh xăng dầu và Gas, Marketing thương mại. Trường Cao đẳng nghề Công nghệ giấy và cơ điện có 2 nghề trọng điểm: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, Điện công nghiệp. Trường Cao đẳng nghề Cơ điện luyện kim Thái Nguyên có 4 nghề trọng điểm: Điện công nghiệp, Luyện gang, Luyện thép, Công nghệ cán kéo kim loại.

Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề đối với nghề trọng điểm được đầu tư của 4 trường trên là 146 người, đảm bảo tốt yêu cầu về số lượng và các tiêu chuẩn của giáo viên và giảng viên. Các trường cũng đã chủ động đầu tư cơ sở vật chất, như: số phòng học, xưởng thực hành, thư viện và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề... Tính đến nay, các trường được phê duyệt đào tạo nghề trọng điểm đã và đang được đầu tư cho 3 nghề, gồm: Thương mại điện tử, Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, Điện công nghiệp.

Năm 2013, các cơ sở dạy nghề của Bộ đã thực hiện tuyển mới 65.754 học sinh, sinh viên, gồm: cao đẳng nghề 11.787, trung cấp nghề 8.363, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 45.604 HV. Dự kiến năm 2014, số tuyển mới của các cơ sở dạy nghề sẽ là 61.775, trong đó: cao đẳng nghề 15.235, trung cấp nghề 11.310, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 35.230 HV.

Những tác động tích cực và hiệu quả

Đa số học sinh, sinh viên, học viên sau khi được đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của Bộ Công Thương đềucó cơ hội được tạo việc làm trong môi trường tốt, có thu nhập cao hơn, như nghề điện, điện tử, cơ khí, may... Công tác dạy nghề của của các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Công Thương đã đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực có tay nghề cao cho các doanh nghiệp, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế ở các địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn, thực hiện an sinh xã hội.

Thực hành sửa chữa điện ở Trường Cao đẳng nghề điện

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ của các trường và doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương theo đề án 1956. Thực hiện nhiệm vụ này, trong 3 năm (2012-2014), các cơ sở dạy nghề của Bộ đã tổ chức đào tạo nghề cho gần 30.000 lao động vùng nông thôn, chủ yếu tập trung vào nghề May Công nghiệp và một phần đào tạo nghề Kỹ thuật trồng cây thuốc lá, Kỹ thuật trồng cây bông. Chương trình đào tạo nghề May công nghiệp được tổ chức trong thời gian ngắn (3 tháng), có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các địa phương, doanh nghiệp để tổ chức tuyển sinh, tiến hành đào tạo và giải quyết việc làm ngay tại doanh nghiệp. Mô hình này đã mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, địa phương, người học nghề, góp phần phát kinh tế - xã hội tại địa phương, xóa đói giảm nghèo bền vững. Chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật trồng cây bông và cây thuốc lá được xây dựng dưới 3 tháng, triển khai đào tạo theo mùa vụ, đã thu hút được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, nông dân phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; nhận thức của người nông dân đã nâng lên một bước trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Năng suất, chất lượng cây bông, cây thuốc lá được tăng lên rõ nét; 100% sản lượng đầu ra đạt yêu cầu được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, ký hợp đồng đầu tư và tiêu thụ.

Một số giải pháp cơ bản

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; Lãnh đạo Bộ Công Thương đang triển khai và tập trung vào những nội dung chính:

- Quán triệt, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao tới toàn bộ các cơ sở đào tạo thuộc Bộ và cộng đồng xã hội; trách nhiệm của người đứng đầu về công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao; đưa công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao vào trong Chương trình, kế hoạch hành động hằng năm của Bộ.

- Tích cực phối hợp với Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo để hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực có tay nghề cao; rà soát, quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo, day nghề thuộc Bộ; xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực có tay nghề cao đảm bảo về số lượng và cơ cấu nghề nghiệp, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; Chú trọng kiểm định chất lượng đào tạo, tăng cường quản lý chương trình, nội dung đào tạo...

- Đổi mới đồng bộ về chương trình, nội dung đào tạo, phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo phải giỏi về chuyên môn và có phẩm chất nghề nghiệp, đây là yếu tố trọng tâm.

- Chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao.