BUFFET: Chiến lược kẻ thắng – người thua

Bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao chỉ với 200.000 đồng bạn có thể ăn tất cả mọi thứ ở trong cửa hàng không và chủ nhà hàng thì vẫn có lãi? Bài viết sau đây sẽ phân tích và đưa ra những gợi ý giúp bạn

Dưới góc nhìn chiến lược thì tiệc buffet là một trò chơi kẻ thắng người thua hay còn gọi là tổng bằng không. Hài hước mà nói, thì nhân vật phản diện trong cuộc chiến Buffet đó chính là các chủ nhà hàng, còn bạn là nhân vật chính diện. Chủ nhà hàng sẽ bắt bạn chi nhiều tiền nhất cho những món ăn rẻ nhất và bỏ qua những món ăn đắt nhất.

1. Rẻ lên đầu

Các chủ nhà hàng vô cùng tinh vi khi đặt những món đầu tiên đập vào mắt bạn là bánh mỳ, cơm chiên, salad trộn,… Nói chung là tinh bột và các thể loại thực phẩm rẻ tiền để khiến bạn no nhanh.

Lời khuyên duy nhất là hãy bỏ qua phần đầu tiên của dãy buffet vì bạn đang trả rất nhiều tiền để ăn những món ngon chứ không phải ăn cơm.

2. Nghịch lý: Càng nhiều lựa chọn càng khó quyết định

Chúng ta chỉ mới vượt qua chướng ngại vật đầu tiên thôi, bởi vì lúc này nhân vật phản diện đã tung ra một loạt các món ăn khác nhau. Món ăn lúc này có vẻ đa dạng hơn chỗ tinh bột. Nhưng bạn có để ý là nó thường không đặc sắc hoặc không nhiều dầu mỡ không. Khi bạn có nhiều lựa chọn đồng giá trị thì não bạn sẽ phân vân và khiến bạn không có khả năng quyết đoán. Bạn nhầm nghĩ rằng nếu như mình có lựa chọn mình sẽ chọn được cái tốt nhất. Nhưng không khi có nhiều lựa chọn, não bạn phải tính toán nhiều hơn, và nhiều khi chúng ta sẽ chọn cái mà chúng ta quen thuộc như chọn gà rán thay vì gà áp chảo hoặc nem chiên với nem cuốn. Bản thân ta thích những gì đã biết và ngại thử những cái mới. Và một lần nữa bạn đầy bụng quá nhanh vì ăn toàn đồ chiên béo.

Lời khuyên ở đây là mạnh dạn thử những cái mới.

3. Chiến lược trang trí đẹp


Ta vượt qua được những món ăn rẻ tiền và đầy mỡ thì bạn cẩn thận bị vướng vào cái bẫy của việc trang trí đồ ăn. Mặc dù trải qua hàng nghìn năm tiến hóa chúng ta lại bị chính bản ngã tư duy đánh bại ở tiệc buffet. Nếu như cho một chú chó sói tới bữa tiệc này, nó sẽ ngắm ngay tới con gà quay nướng và bỏ qua chỗ khoai tây đi kèm. Còn những khách hàng thì ta vô tình đánh đồng gà quay khi nấu cùng khoai tây thì có giá trị ngang nhau nhưng một lần nữa việc dùng nhiều thứ có tinh bột khiến bạn nhanh chán thịt gà hơn. Trang trí càng đẹp càng khiến con người càng nhầm lẫn về giá trị của sản phẩm hay như thầy tôi vẫn hay bảo anh hùng khó qua nổi ải mỹ nhân. Một cây củ cải có được tỉa tót thành công phượng thì cũng chỉ là một cây củ cải thôi.

Lời khuyên là đi vào thực chất hơn bề ngoài.

4. Chiến lược giấu món ngon

Những món ngon và đắt tiền như thịt bò bỏ lò hoặc sò chiên bơ thường được giấu rất kỹ. Đôi khi nó nằm ở trong góc, hoặc là được để ngoài khu vực quan sát của chúng ta. Nhưng một khi chúng ta tiếp cận được chúng thì lại có rất nhiều người đứng xung quanh, hoặc quá trình chế biến đồ nướng khiến ta bồn chồn và chuyển qua món khác.

Lời khuyên là hãy bình tĩnh và xếp hàng. Nếu như họ không bày món ngon ra hãy bảo với quản lý, bạn xứng đáng được hưởng so với tiền mình bỏ ra mà. Xác định được món ngon rồi thì ta hãy nhắm tới chúng dù có phải chờ thêm một chút cũng được.



5. Chiến lược danh dự

Đi ăn buffet chính là giây phút thử thách danh dự của bản thân. Các nhà hàng thường đặt những cái đĩa rất to và một loạt đĩa nhỏ bên cạnh. Theo quán tính bạn sẽ chọn cái đĩa nhỏ hơn vì bạn không muốn người khác nhìn vào mình như một kẻ tham lam. Nếu như bạn lấy đĩa to chúng ta liên tục lầm tưởng những ánh mắt người xung quanh đánh giá về việc bạn mang bao nhiêu đồ ăn trên đĩa.

Lời khuyên cuối cùng đó là bạn hãy cứ tận hưởng thôi vì mình có quyền được mưu cầu hạnh phúc và không ai có quyền đánh giá bạn.


Thái Duy