Cán bộ công đoàn nên có “chất hiệp sĩ”

Để thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ), cán bộ Công đoàn (CĐ) cần có trình độ, kỹ năng và quá trình hoạt động phải vừa mạnh dạn đấu tranh, vừa m
 

 

Luật Công đoàn 2012 quy định quyền, trách nhiệm của CĐ là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Tuy vậy, nhiệm vụ này đối với một số cán bộ công đoàn (CBCĐ) yếu có thể là bất khả thi, chưa kể với người kiêm nhiệm, còn phải thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) của mình với người sử dụng lao động (NSDLĐ).

Như vậy, CBCĐ nên có một số tư chất của hiệp sĩ. Cụ thể là có tình thương, biết hy sinh để bảo vệ NLĐ; có chút nghề nghiệp của luật gia, tức là phải hiểu biết pháp luật liên quan ở mức độ cần thiết; hiểu biết về cuộc sống, biết cái chính đáng, biết đàm phán thương lượng hài hòa quyền lợi các bên, có lợi hơn cho NLĐ và biết giải quyết tranh chấp lao động (LĐ) có lý có tình, sống có văn hóa theo văn minh xã hội và truyền thống dân tộc.

Trước hết, nói về tư chất của hiệp sĩ. Người ta cho rằng, hiệp sĩ là người dũng cảm, dám hy sinh khi đứng ra bênh vực kẻ yếu. Đa phần NLĐ, nhất là LĐ nữ, bị yếu thế trong quan hệ LĐ với giới chủ và NLĐ luôn lo sợ nhất là mất việc làm, tức là mất nguồn nuôi dưỡng và mọi chi tiêu cho cuộc sống bản thân và gia đình. CBCĐ khi bảo vệ NLĐ có thể sẽ xảy ra va chạm về quan hệ LĐ, dẫn đến biến thái sang quan hệ xã hội, có thể bị NSDLĐ trù úm và thậm chí đuổi việc. CBCĐ có thực sự được pháp luật bảo vệ, hay lại như người cứu hộ không được mặc áo phao xuống nước cứu người?

Ở khía cạnh hiểu biết pháp luật liên quan, khi hiểu biết luật pháp, CBCĐ mới bảo vệ và hướng dẫn được luật pháp cho NLĐ. Tiếp đó là phải biết luật pháp mới có thể soạn thảo được thỏa ước LĐ tập thể. Bộ luật Lao động 2012 chỉ rõ, nội dung thỏa ước LĐ tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật. Về tài chính, hiện nay, tài chính CĐ theo Luật Công đoàn 2012 là bị hạn chế. CBCĐ nên nghiên cứu vận dụng Nghị định 91/2014 của Chính phủ về bổ sung và hướng dẫn thi hành các luật thuế, để thỏa thuận với NSDLĐ về tiền CĐ cần dự trữ và chi tiêu tiết kiệm, cần chi cho đào tạo CBCĐ và chi phí phát sinh khi có đình công.

Cán bộ CĐ cũng phải hiểu biết về cuộc sống. CBCĐ hiểu biết về cuộc sống là biết cái chính đáng, biết đàm phán thương lượng hài hòa quyền lợi các bên và biết giải quyết tranh chấp lao động có lý, có tình, sống có văn hóa. Không phải mọi yêu sách của NLĐ lúc nào cũng chính đáng, có khi không chính đáng hoặc quá đáng dù chưa đến mức vi phạm pháp luật, song có thể gây tổn hại đến DN, lúc đó CBCĐ cần tỉnh táo, phân tích cho NLĐ biết và CĐ phải bảo vệ cho công ăn việc làm của tập thể NLĐ, biết "bỏ một đĩa để lấy cả mâm". Khi đàm phán, thương lượng hoặc giải quyết tranh chấp LĐ, phải cân đối lợi ích hài hòa giữa NLĐ, NSDLĐ, nhà đầu tư, DN và Nhà nước, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội…