CNS triển khai dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm phía Nam

Sáng ngày 05/8/2011, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Công nghiệp nặng - Bộ Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam và Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) đồng tổ chức hội thảo “Dự án đầu t
Nhà máy được đặt tại Cụm Công nghiệp Đa Phước, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, trên tổng diện tích 30ha. Nhà máy có công suất được thiết kế với mức sản lượng sản xuất hàng năm là: 24.000 tấn thép đúc; 16.000 tấn gang đúc; rèn phôi thép 12.000 tấn; dập uốn thép tấm 15.000 tấn và công đoạn gia công cơ khí 3.000 tấn. Tổng vốn đầu tư cho dự án này được chia thành 2 giai đoạn (giai đoạn 1: 2.000 tỷ đồng, giai đoạn 2: 800 tỷ đồng). Đây là dự án có quy mô lớn được CNS thận trọng triển khai, bám sát trong từng hạng mục công trình, đặc biệt là việc đầu tư các thiết bị có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm với chất lượng cao tương đương với các nước phát triển như: Hàn Quốc, Đài Loan… 

Chia sẻ thêm về ý nghĩa và mục đích của dự án này, ông Nguyễn Văn Thọ - Tổng giám đốc CNS, cho biết, theo kết quả khảo sát, phân tích của CNS nhận định, năng lực sản xuất cơ khí trong nước rất lớn và cơ hội hướng đến xuất khẩu là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành này về quy mô và chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay, từ đó dẫn đến tình trạng Việt Nam phải nhập siêu nhiều sản phẩm cơ khí, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành này thao túng. Việc ra đời nhà máy này, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế lớn nhất nước hiện nay, sẽ góp phần làm giảm nhập siêu, đồng thời đảm bảo tính tự chủ trong sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, ông Thọ tự tin và nhấn mạnh thêm, với quy mô về năng lực, nguồn lực của nhà máy, chúng tôi thừa khả năng để sản xuất và cung cấp những sản phẩm cơ khí trọng điểm với những sản phẩm chất lượng cao, cụ thể các sản phẩm chủ yếu như: tạo phôi kim loại bằng phương pháp đúc, rèn, dập, để cung cấp trực tiếp cho các đơn vị gia công cơ khí trong ngoài nước. Đặc biệt, là khi nhà máy này đi vào hoạt động sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động tại địa phương và sẽ đóng góp vào ngân sách Nhà nước gần 200 tỷ đồng sau 10 năm nhà máy chính thức đi vào hoạt động.