Điều gì khiến năng suất tăng đột biến ở một doanh nghiệp may ?

Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ sản xuất tinh gọn (Lean) đã đem lại kết quả bước đầu cho Công ty Cổ phần May Nam Định (May Nam Định) . 3 tháng đầu tiên tại 4 chuyền may , năng suất tăng từ 23% -

Nhóm phóng viên Tạp chí Công Thương đã có buổi thực tế tại May Nam Định để tìm hiểu về một mô hình cụ thể được triển khai ứng dụng Lean. Bà Phí Thị Ngọc Hoa, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần May Nam Định cho biết, Công ty được Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HICT) nghiên cứu chuyển giao trực tiếp từ tháng 8/2016. Kết quả bước đầu  4 chuyền may chuyển giao thành công, đến nay, doanh nghiệp đã tự nghiên cứu và triên khai thêm 13 chuyền . Năng suất  tăng ổn định ở mức  30%.

Việc đầu tiên mà may Nam định thực hiện là bắt tay vào việc sắp xếp lại mặt bằng nhà xưởng:

Từ 6 chuyền may ban đầu,  nhà xưởng được sắp xếp lại tăng thêm 9 chuyền may


Vị trí chỗ ngồi của nhân được sắp xếp, đánh số thứ tự, có nhiệm vụ thực hiện từng công đoạn cụ thể theo dòng chảy (từ a - z), thay vì trước đây công nhân tự chọn ngồi chuyền may theo nhóm.

Công đoạn cắt trước đây được bố trí tại xưởng riêng biệt, nay được sắp đặt lại đưa lên cùng với mặt bằng xưởng may cho tiện việc vận chuyển.

Khu vực đóng gói trước đây tập trung tại xưởng may, nay được bố trí lại ở khu vực riêng
để sản phẩm được đảm bảo vệ sinh và tiện lợi

Nhìn chung, các công đoạn của cả một hệ thống nhà máy may được bố trí, sắp xếp lại, phù hợp thực tế áp dụng riêng tại May Nam Định, nhằm triệt tiêu lãng phí và các công đoạn thừa.

Bước tiếp theo là thay đổi tư duy sản xuất từ đội ngũ quản lý đến công nhân:



Công nhân ngồi chuyền sẽ phải thực hiện các thao tác bấm nút thông báo các tín hiệu xảy ra
 trong quá trình sản xuất.


Tổ trưởng các chuyền may có nhiệm vụ theo dõi ghi chép bảng biểu, báo hiệu nhịp độ sản xuất, số hàng lỗi, hàng tồn theo tần suất 1 tiếng/lần và kịp thời điều chỉnh để đạt hiệu quả năng suất và chất lượng sản phẩm. (Trước đây việc kiểm soát chỉ được thực hiện ở cuối ngày nên năng suất đạt thấp và không thể kiểm soát được tiến độ, gây ùn tắc cho chuyền may).

Bài học kinh nghiệm

Hiện nay, ngành Dệt May Việ Nam mới chỉ có khoảng 40 - 50 doanh nghiệp dệt may có quy mô sản xuất lớn, công nghệ hiện đại mới có thể có điều kiện tiếp nhận và ứng dụng thành công được công nghệ sản xuất Lean. Có những doanh nghiệp khi thành công cũng đã phải trải qua nhiều lần thất bại mới thực hiện được.
Điều gì khiến Công ty Cô phần May Nam Định (chỉ ở quy mô sản xuất vừa: 1.500 công nhân) có thể ứng dụng thành công bước đầu trong khoảng thời gian không lâu ở lần đầu áp dụng?
 Bà Phí Thị Ngọc Hoa, Phó Giám đốc Công ty Cô phần May Nam Định đã chia sẻ, nếu không có sự chuyển giao tư vấn áp dụng theo quy trình nghiên cứu Lean của HICT thì tôi có thể khẳng định là gặp thất bại ngay từ những ngày đầu tiên. Nhìn lại bước đầu triển khai là cả một quá trình gian nan, vất vả, Đôi khi chỉ là việc thay đổi thói quen, phương cách tư duy sản xuất nhỏ của người công nhân cũng không hề đơn giản. Những tuần đầu tiên, khi triển khai thực hiện, chúng tôi đã gặp phải sự phản đối của công nhân cũng như chính những người tổ trưởng tổ chuyên may. Họ nói là không thể làm được, thậm chí là "khóc lóc xin nghỉ việc" vì không thể theo kịp cách làm mới này. Bên cạnh đó, họ có tâm lý lo sợ làm vất vả hơn, lương không được trả đảm bảo.
Tuy nhiên chúng tôi đã cương quyết thực hiện, như là “một cuộc các mạng ” để thay đổi phương thức sản xuất. Trong suốt 3  tháng đầu tiên, Ban lãnh đạo cùng với với 4 chuyên gia của HICT đã lăn lộn “ăn cùng, ở cùng” để hướng dẫn, động viên, chia sẻ  nhứng khó khăn vướng mắc của đội ngũ công nhân và các tổ trưởng tổ chuyền may, đưa ra các biện pháp mềm mỏng có, cứng rắn để thực hiện triệt để các quy định.

Là 1 trong 4 chuyên gia trực tiếp tư vấn chuyển giao Lean tại May Nam Định, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó hiệu Trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HICT) cho biết, để đưa được Lean vào quá trình sản xuất, nội lực là vấn đề cốt lõi, quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Chuyên gia tư vấn giúp doanh nghiệp về phương pháp, không phải là người thực hiện đổi mới. Theo đó việc triển khai phải dựa vào thực tế sản xuất của đơn vị, không máy móc áp dụng mô hình của doanh ngiệp khác, không nóng vội đẩy nhanh năng suất khi mới triển khai. Chấp nhận tháng đầu, năng suất có thể giảm, tốc độ sản xuất có thể chững lại. Lãnh đạo doanh nghiệp phải mạnh dạn thay đổi nhân sự nếu không đáp ứng được yêu cầu Lean. Kiểm tra và giám sát thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì thực hiện ngay cả những lúc khó khăn, duy trì và nhân rộng mô hình Lean đúng thời điểm


 

Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HICT) bước đầu đã nghiên cứu, xây dựng thành công quy trình Công nghệ ứng dụng Lean (lần đầu tiên có tại Việt Nam), áp dụng riêng cho ngành Dệt May, với cam kết tăng năng suất ít nhất 20%.Hiện năng lực chuyển giao công nghệ của Trường mới chỉ đáp ứng được 6 doanh nghiệp/năm. Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định là đơn vị đặt hàng đầu tiên để chuyển giao công nghệ này. Tiếp theo đơn đặt hàng này, HICT đang thực hiện chuyển giao tiếp cho 2 đơn vị doanh nghiệp may mặc tại tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình.


















Bài và ảnh: Thu Hoài