Tại Hội nghị “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, đại diện thành phố Hà Nội cho biết, nếu như nhãn chín muộn bán tại thị trường trong nước chỉ có giá khoảng 20.000 kg thì giá xuất khẩu sang Mỹ lên tới 9 - 10 USD/pound (tương đương khoảng 460.000 USD/kg, gấp 23 lần so với giá trong nước).
Ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội cho biết, việc xuất khẩu chuyến hàng đầu tiên đi Mỹ và châu Âu sẽ mở ra nhiều triển vọng cho các cây ăn quả đặc sản của Hà Nội, không chỉ có nhãn chín muộn. Để nhãn chín muộn vượt qua được những hàng rào kỹ thuật thâm nhập vào thị trường quốc tế có sự đóng góp không nhỏ của các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn, đặc biệt là các doanh nghiệp.
Nhãn chín muộn được bán tại thị trường Mỹ có giá khoảng 460.000 đồng/kg, cao gấp 23 lần so với giá nhãn bán tại thị trường trong nướcTrước đó, ngày 5/9/2018, lễ khởi hành xe nhãn chín muộn đầu tiên xuất khẩu đi châu Âu và Mỹ năm 2018 với số lượng 19 tấn. Trong lô hàng đầu tiên, Công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Green Path Việt Nam xuất khẩu 18 tấn sang thị trường châu Âu và thị trường Mỹ, 1 tấn còn lại do công ty cổ phần Otas Global xuất khẩu sang Ba Lan với mục đích quảng bá. Trước khi xuất khẩu, số nhãn này sẽ được đưa vào miền Nam sơ chế, chiếu xạ.
Báo cáo mới nhất của UBND thành phố Hà Nội cho biết, mục tiêu đến năm 2020, tổng diện tích trồng nhãn chín muộn toàn thành phố đạt hơn 700 ha và toàn bộ diện tích trồng nhãn này đã được bà con đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật đồng bộ hóa, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăm bón. Bên cạnh đó, thành phố cũng đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp bảo quản quả đáp ứng nhu cầu tiêu thụ suốt mùa vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
Ngày 5/9/2018, 19 tấn nhãn chín muộn Hà Nội đầu tiên được xuất khẩu sang châu Âu và MỹĐể đẩy mạnh tiêu thụ nhãn chín muộn niên vụ 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Quốc Oai và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Hà Nội tổ chức kết nối doanh nghiệp và nông dân, đưa sản phẩm nhãn chín muộn xuất khẩu đi Mỹ và châu Âu, vào các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn thành phố.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Hà Nội là thành phố rất có tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Năm 2018, diện tích trồng nhãn của Hà Nội là 1.722 ha, sản lượng ước tính 25.000 tấn. Các giống nhãn như: nhãn sớm, nhãn ta, nhãn thóc… chiếm diện tích khoảng 1.100 ha, còn lại khoảng 600 ha là nhãn chín muộn, sản lượng hàng năm đạt khoảng 10.000 – 11.000 tấn, thu nhập bình quân 300 – 400 triệu đồng/ha/năm; một số vườn tiêu biểu cho thu nhập 700 – 800 triệu đồng/ha/năm.
Mặc dù hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên năm 2017, người trồng nhãn Đại Thành (huyện Thanh Oai) thất thu do thời tiết bất ổn, độ ẩm cao trong thời gian nhãn phân hóa mầm hoa. Cả năm, toàn xã chỉ thu được khoảng 350 tấn, thu về 10,5 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2016.
Nhằm khắc phục tình trạng nhãn mất mùa do thời tiết, năm 2018, xã Đại Thành triển khai một số giải pháp nâng cao năng suất nhãn chín muộn với sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT Hà Nội như, giai đoạn quả non phải thường xuyên giữ ẩm, phun thuốc trừ sâu bệnh...
Ngoài nhãn muộn Hà Nội, nhãn lồng Hưng Yên cũng được bán tại thị trường Mỹ với giá dao động từ 140.000 đến 200.000 đồng/kg.