Giáo sư Đặng Phong - tác giả sách “Những cuộc phá rào trong kinh tế Việt Nam”

Buổi tọa đàm khoa học mang tên “Một phần tư thế kỷ thăng trầm kinh tế Việt Nam - Dưới góc nhìn của hai thế hệ nghiên cứu”. Đó cũng là chủ đề bài thuyết trình và đối thoại của GS. Đặng Phong, ngày 09/

Ý tưởng cuốn sách “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới được Nxb. Tri thức cổ vũ hiện đã trong tay các bạn với tên gọi “Những cuộc phá rào trong kinh tế Việt Nam”...
Từ năm 1994 với sự hỗ trợ của các chương trình cải cách kinh tế, được nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương ủng hộ...Vào thời điểm đó nhiều lãnh đạo không dám phát biểu về những thành tựu “phá rào”. Trong 100 trường hợp phá rào, cuốn sách chọn 20 trường hợp tiêu biểu với kỹ thuật “vượt đèn đỏ, lợi dụng đèn vàng”. Năm 2005 nghiệm thu bản thảo, Nhóm biên soạn đã mời các “anh hùng” phá rào cho ý kiến...Chúng tôi theo đuổi chủ đề “Tư duy kinh tế Việt Nam” trong quá khứ đến hiện tại, nhằm gợi mở tương lai cho thế hệ trẻ. Hai thế hệ nhìn đổi mới như thế nào?
Tôi nghiên cứu ở đại học Cambridge –Úc thấy chủ nghĩa thực dân khác nhau: Trong các thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, không có nước thuộc địa của Anh theo hướng XHCN, đại học Úc đào tạo nhiều chính khách cho quốc tế. Nếu chúng ta có người theo học đại học đó thì tư duy khác?
Thế kỷ 20 có “duy tân” và “đổi mới” về kinh tế- xã hội. Người Pháp chống “duy tân” (là quá hẹp hòi -PV). Thực dân Pháp đã “đào tạo” ra những nhà cách mạng Việt Nam. Một số cán bộ lãnh đạo không được đào tạo bài bản, nên tiếp cận mô hình XHCN rất nhanh. Hồ Chí Minh có cách nhìn khác, tiếp cận thận trọng...
Mô hình kinh tế Xô-viết nhen nhóm từ 1951, đến 1961 hình thành chính thức, 1976 toàn quốc. Mô hình này không cần mô tả nhiều cho lứa tuổi đang học hiện nay.
Mô hình có cái hay, đẹp, mục đích rất nhân bản: Công hữu không có bóc lột, vì lợi ích quốc gia. Mô hình có thành công, chí ít tạo ra sức mạnh trong cuộc chiến đấu giải phóng châu Âu và Việt Nam; Tạo ra đối trọng, buộc phương Tây phải sửa đổi tư duy…
Nhược điểm so với các mô hình khác: không có khả năng phê phán, sửa đổi. Ai sửa đổi là “chết”, một cơ thể không cho bác sĩ khám chữa bệnh thì sao chữa được bệnh. Các mô hình khác thì nó điều chỉnh, tự điều chỉnh, chấp nhận phê phán...
Tại Việt Nam, mô hình quốc doanh xuất hiện từ 1951 với thành lập ngân hàng quốc doanh, mậu dịch quốc doanh… năm 1960 đã bộc lộ sai. Khoán hộ năm 1966 ở Vĩnh Phúc là sự phản ứng, phá rào. Chính viện trợ của SEV với ½ ngân sách tạo “nhân sâm” cho mô hình, nuôi công nghiệp,… có lãi và không chết đói, nên người ta yên tâm. Năm cuối thập niên 80 thế kỷ 20, SEV cắt giảm viện trợ, cũng từ đó có sự phá rào.
Xe Bela- 500 đồng bằng 500 đồng giá chiếc xe cúp cũ nhập khẩu vào những năm 80 ở Quảng Ninh là sự vô lý của chính sách giá, tỷ giá. (khi đó có đơn vị kép Rúp-Đôla –PV)

Cai sữa
Liên Xô thiếu hàng tiêu dùng, tôi chứng kiến cảnh xếp hàng mua đồ tiêu dùng thông thường ở Mát! Vào những năm cuối 70, các xí nghiệp ở ta thiếu nguyên liệu, không có việc làm, công nhân đi trồng sắn, nuôi bò, cán bộ nhà nước đi làm ruộng một số tuần.
Giá của SEV đã điều chỉnh tăng theo giá bình quân của 5 năm trước.
Năm 1978: 3,2 hào/kg lúa, chưa bằng 1/10 giá thị trường nhưng không có hàng đối lưu; Năm 1979, thu mua lúa còn ½ so với năm trước - năm đầu tiên Sài Gòn giữa vựa lúa phải ăn hạt bo bo (lúa mỳ thô).
Các xí nghiệp tự cân đối vật tư thì họ được tự do bán hàng.
Quyền lực của cơ chế “xin cho” giảm bởi nguồn bao cấp giảm, cuộc sống phải theo cái “dạ dày”. 

Phá rào

Hành động phá rào không phải là sáng kiến của nhà kinh tế và quản lí cấp trên mà là người làm thực tiễn ở các cấp tỉnh, huyện, xã, doanh nghiệp.
Những người có học vấn thì do dự, sợ quy chụp, hoặc phê phán.
Ông Kim Ngọc (Bí thư tỉnh Vĩnh Phú) là điển hình về khoán bằng các quyết định cụ thể. Năm 1968, ông bị phê phán gay gắt bằng các bài báo, nhưng lãnh đạo Trung ương lên thăm, nghe, sau bảo cán bộ các cấp “các anh học đi” (Một số lãnh đạo từng sống ở miền Nam, có tư duy về quyền tự chủ sản xuất khác, tiến bộ).
Ở Đồ Sơn, Hải Phòng, Ông Đoàn Duy Thành mời Tổng bí thư Lê Duẩn ra thăm, đến các gia đình nông dân thấy đời sống tốt, TBT nói “cứ làm đi, tôi đồng ý”. Đoàn Duy Thành lên báo cáo Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Trường Chinh, mời Chủ tịch đi thăm Hải Phòng. Được trên đồng ý, từ Đoàn Xá (Đồ Sơn) nhân ra cả huyện, cả nước thành khoán 100 năm 1980.
Văn bản khoán 100 cũng là loại “phá rào” khoán đến nhóm và người lao động tạo điều kiện để thực tiễn đi xa hơn Chỉ thị, Chỉ thị chứ không phải Nghị quyết. Một cán bộ lãnh đạo tỉnh bên Hải Phòng chống khoán 100, cho rằng Đoàn Xá có 50 hộ đi ăn mày!
Ông Nguyễn Văn Hơn nhà lãnh đạo Tỉnh, đã giải tán các tập đoàn máy kéo ở An Giang, trả máy hoặc thanh toán giá trị cho chủ góp vốn, máy. Cách xử lý linh hoạt, trả lại quyền tư hữu.
Trong công nghiệp các xí nghiệp tư cân đối.
Thương nghiệp bán theo giá kinh doanh.
Các tác giả xé rào được đề bạt, đưa lên cơ quan Trung ương.
Các bảo thủ ra đi.

Một số kết luận
Những người phá rào không bị kỷ luật mà hàng rào bị xử lý. Nghị định 25-CP là bước tiến chấp thuận kế hoạch ba phần, trong đó có phần (kế hoạch ba) tự do hướng tới thị trường.
Văn bản 40-CP cho phép địa phương xuất khẩu, xoá bỏ độc quyền ngoại thương.
Từ đó chấp nhận kinh tế thị trường, đa thành phần.
Người chuyển tải tư tưởng mới là TBT Trường Chinh ở Đại hội VI (1986), từ đó sang thời kì “Đổi mới”.
Các di chứng (hệ lụy-PV) của phá rào: Chỉ có Việt Nam phá rào bởi tính cách Việt Nam, gắn với sự vô lý của chính người Việt Nam tự rào cản. Di chứng, quá trình chuyển đổi tạo cơ hội cho nhiều người có lợi, ví dụ điển hình là cấp vốn, cho đất bằng con dấu, chữ ký. Đạo lý, kỷ cương xuống cấp trầm trọng, đến bác sỹ mổ phải đút tiền, kiếm bằng cấp, chức vụ phải tiền,…
Từ nghèo đói đến mức lộn xích, bích kê, đắp lốp,... khi chuyển sang thị trường nó có những thái quá nguy hiểm về hưởng thụ, thỏa mãn...
Xã hội ngày nay cần xem lại, không nhìn nguyên nhân hiện tại, phải tìm về quá khứ, một di sản, một tư duy và lối sống.
Sắp tới cần phá rào không?Chưa có rào mà phá, phải thiết kế hàng rào mới. Thiết kế mới khó hơn phá?
Cần một hàng rào cho một xã hội tốt hơn.

Trả lời:
Hỏi: Cuốn “Tư duy kinh tế”, trong giai đoạn đó hình thành nạn tham nhũng?
Trả lời: Cuộc chuyển đổi ở Nga, Trung Quốc,... theo mô hình XHCN trước kia cũng có hậu quả như Việt Nam. Viện trợ của Trung Quốc, Nga chất lượng kém bởi không có kiểm soát như bây giờ nên những thiết bị máy móc như nhà sàng, gang thép, phân đạm,... rất cũ về kỹ thuật… làm hư hỏng nhóm cán bộ quản lý, quen miệng ăn bằng ống xông không nhai, ăn bám.
Hỏi: Phá rào có phải là đặc điểm của kinh tế Việt Nam, văn hoá Việt Nam?
Trả lời: Phá rào chuyển động từ dưới lên, đổi mới là từ trên xuống, chuyển động ngang là gì? Là sự năng động của thực tiễn như xoá bỏ tem phiếu ở Long An, sau cả nước áp dụng.
Hỏi: Nguồn gốc của rào cản có phải là ý thức hệ không?
Trả lời: Chính là hệ tư tưởng- mô hình kinh tế rất khó sửa, là ‎ý thức hệ chứ không phải là lợi ích. Chúng ta đang gặp mâu thuẫn giữa hệ tư tưởng định hướng XHCN và các giải pháp mang tính thị trường của chúng ta; Cần có lý luận và hành động sáng suốt vượt qua những khúc quanh, vòng vo...Không ai viết sách nói hết.
Hỏi: Phá rào có là sự đổi mới rứt khoát?
Trả lời: Phá rào song chúng ta vấp phải những vấn đề mới? Có cuộc đổi mới nào mà không có độ trễ, bước chuyển ngổn ngang, lộn xộn kéo dài hay ngắn là do chúng ta.
Hỏi: Sắp tới ai phá rào?
Trả lời: Phải xem tử vi (cười) ai là người phá rào...

Kỷ niệm với Giáo sư Đặng Phong
Những năm Giáo sư làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Thị trường giá cả, tôi có đặt các quan chức ngành Vật giá viết bài, Giáo sư hỏi tôi về nhuận bút, ông cười “trả thế làm sao có được chất xám”. Tôi đọc một số tác phẩm của Giáo sư, nghe bạn đọc khen “chất xám” trong tác phẩm của ông. Những năm sau, Giáo sư chuyên viết sử kinh tế, tôi được biết ông làm việc với cường độ cao, phương pháp mới. Ông đọc sách, đọc, nghe tư liệu trên các băng đĩa từ, đánh dấu,... rồi đọc vào băng để cộng sự gõ chữ, biên tập...
Cuốn Kinh tế miền Nam 1954-1975 (xuất bản 2004) được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết lời tựa, Thủ tướng tỏ ý tiếc là “mới biết Đặng Phong”. Cuốn sách cho thấy chúng ta đã chiến thắng ngoại xâm bằng nghệ thuật tổ chức lực lượng kháng chiến. Hình ảnh mũ tai bèo buông quai trên dép cao su đối lập với băng đạn cuốn mũ sắt trên giày đinh ở bìa cuốn sách khá ấn tượng.
Một mùa Xuân, Giáo sư nói với tôi về kế hoạch lên đỉnh Mẫu Sơn đón Tết. Ông là người hài hước, sắc nét. Trong tôi còn mãi hình ảnh Đặng Phong tài tử, mũ phớt, ngậm tẩu. Lần gặp ông ở cuộc tọa đàm trên vẫn thế, chỉ khác ông đội mũ nồi, ngậm tẩu nhìn vào bao la.
“Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp”. Trước sự ra đi của Giáo sư, tôi vẫn mong các cộng sự, bạn bè của ông và những người yêu lịch sử viết tiếp những tháng năm đổi mới kinh tế ở Việt Nam... 

Liên kết :
Đặng Phong: Sử gia về kinh tế VN đã "cất bút nghiên"
Đặng Phong: "Pho sử sống" kinh tế


  • Tags: