Bộ Công Thương: Lấy ý kiến của ngành Thép về quy định lưu thông bắt buộc một số hàng thiết yếu

Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến cho dự thảo quy định về dự trữ lưu thông bắt buộc đối với một số mặt hàng thiết yếu bao gồm: gạo, đường, thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi. Chiều ngày 12/5/2011, Th

Lượng luôn đủ và giá luôn bình ổn

Đó không chỉ là khẳng định của ông Lê Phú Hưng, Quyền Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL), mà còn là của người đại diện cho đông đảo các doanh nghiệp Thép, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). 

Thông tin từ VSA cho thấy, lượng sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng trong quý 1/2011 tăng khá cao. Các đơn vị trong VSA đã sản xuất hơn 1,3 triệu tấn thép xây dựng, tăng 14,75% so với cùng kỳ năm 2010. Nếu tính cả sản xuất của các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội thì tổng sản lượng thép xây dựng cả nước ước đạt hơn 1,5 triệu tấn trong đó sản lượng của VNSTEEL đạt hơn 641.000 tấn, chiếm 42- 43% sản lượng toàn ngành. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong quý I/2011 cũng ở mức 1,5 triệu tấn (tiêu thụ thép sản xuất trong nước hơn 1,4 triệu tấn; nhập khẩu 186.000 tấn; xuất khẩu 80.259 tấn). Bắt đầu từ cuối tháng 3, do tác động của tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, trong đó có biện pháp đình, giãn, hoãn một số công trình nên nhu cầu thép xây dựng giảm đáng kể. Vì thế, trong tháng 3 và tháng 4, các công ty tập trung vào xả hàng, tuy nhiên lượng tiêu thụ tháng 3 giảm trên 30% so với tháng 2. Sang tháng 4, mặc dù sản xuất thép xây dựng trong VSA giảm 10,18%, đạt 434.766 tấn, nhưng do một số công ty hạ giá bán nên lượng tiêu thụ tốt hơn, đạt 439.718 tấn, tăng trên 34% so với tháng trước.
Ông Cường cũng cho biết, lượng thép tồn ở các công ty là 367.642 tấn, phôi thép tồn 500.000 tấn, đủ gối đầu cho tiêu dùng và sản xuất thép tới tháng 7/2011. Vị đại diện cho ngành Thép Việt Nam này đã khẳng định như đinh đóng cột, cân đối cung cầu trong quý I được bảo đảm và nguồn cung trong quý II cũng không thiếu. 

Ông Lê Phú Hưng, Quyền Tổng giám đốc của VNSTEEL cho biết thêm, trên thực tế, tổng công suất sản xuất thép xây dựng của ngành đã vượt xa nhu cầu thị trường nội địa. Như năm 2010, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng cả nước chỉ bằng 80-81% năng lực sản xuất toàn ngành. Trong khi đó, tổng công suất cán thép xây dựng sẽ tiếp tục được nâng từ 7,83 triệu tấn/năm lên gần 9 triệu tấn/năm trong 2011. Do vậy, tới thời điểm này cũng như trong tương lai gần, thị trường thép xây dựng Việt Nam cung vẫn luôn vượt cầu. 

Ngoài ra, thép là mặt hàng thiết yếu, được liệt vào danh sách bình ổn, vì vậy, nhiều năm qua, giá bán thép của các doanh nghiệp VNSTEEL luôn thấp hơn giá thị trường, thậm chí, có thời điểm trong năm 2008, giá bán thép của VNSTEEL thấp hơn 2.000.000 đồng/tấn so với giá thị trường. Chỉ chiếm 24- 27% thị phần trong thị trường thép toàn quốc, việc một mình VNSTEEL phải gồng mình giữ giá bình ổn thị trường vừa ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm giảm sút năng lực cạnh tranh của VNSTEEL, vừa làm công tác bình ổn của Chính phủ với thị trường thép chẳng khác nào như... muối bỏ biển. Từ năm 2011 tới nay, giá bán thép của công ty mẹ (VNSTEEL) luôn giữ thấp hơn so với giá thị trường 250.000- 600.000 đồng/tấn. Tính ra, với lượng tiêu thụ hơn 112.000 tấn trong quý I, hiệu quả kinh doanh của Công ty mẹ đã bị giảm hơn 41,7 tỷ đồng do thực hiện nhiệm vụ bình ổn. 

Nhìn lại hệ thống phân phối 

Thực tế cho thấy, việc tăng giá thép có nguyên nhân chủ yếu từ giá nhập khẩu nguyên liệu tăng. Những tháng cuối năm 2010, thị trường thép nội địa tiếp tục nóng lên cho đến quý I/2011. Đây cũng chính là thời điểm giá nhập khẩu nguyên liệu tăng, cụ thể, giá thép phế đã đạt đỉnh ngay trong tháng 1/2010 với mức 497- 504 USD/tấn. Tính đến cuối tháng 3/2011, giá thép phế nhập khẩu tăng 11% so với tháng 12/2010. Tương tự, giá nhập khẩu phôi thép đạt đỉnh vào tháng 3/2011, phổ biến 666-682 USD/tấn CFR, tăng 13% so với tháng 12/2010 và tăng 37% so cùng kỳ năm trước. Giá nguyên liệu chiếm tới 90% trong cơ cấu giá thép thành phẩm, mà Việt Nam chỉ mới đáp ứng 30% nhu cầu thép phế và khoảng 60% lượng phôi thép bán thành phẩm, nên giá bán nội địa phụ thuộc nặng nề vào giá thế giới. 

Cảm thông với những khó khăn của ngành Thép cũng như ghi nhận những nố lực của VNSTEEL về công tác bình ổn giá trong suốt thời gian qua, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa yêu cầu các doanh nghiệp Thép tiếp tục phát huy những nỗ lực này trong giai đoạn tới, đồng thời, nhìn lại một cách thẳng thắn nguyên nhân vì sao thép nhiều mà vẫn thiếu, ở một số địa phương, trong một vài thời điểm, tình trạng khan hàng đã diễn ra hết sức gay gắt, dẫn đến mất cân đối cung cầu. Thứ trưởng cũng chỉ ra cho thấy, mặc dù thép không thiếu và giá luôn được bán ở mức bình ổn nhưng mức giá đó không được giữ tới đó tận chân công trình, người dân vẫn phải mua với giá cao do hệ thống phân phối của VNSTEEL đã không phát huy hết vai trò của mình. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp lớn sản xuất thép ở trong nước, tiêu biểu là VNSTEEL, mới chủ yếu đầu tư phát triển một vài điểm bán buôn, chưa chú trọng phát triển hệ thống bán lẻ, vì thế chưa điều tiết được thị trường, không kiểm soát được giá bán thép của mình ra thị trường. Những hạn chế này không chỉ khiến người mua thép cuối cùng thiệt thòi khi không tiếp cận sát được với giá bán của nhà sản xuất mà còn khiến doanh nghiệp sản xuất thép trong nước có thể bị doanh nghiệp phân phối nước ngoài dễ bề thôn tính cả hệ thống bán sỉ, nhất là khi Việt Nam đã mở cửa hội nhập. 

Vì vậy, Thứ trưởng Thoa yêu cầu ngành Thép hợp tác với Bộ Công Thương trong việc ủng hộ việc xây dựng quy định về dự trữ lưu thông bắt buộc đối với một số mặt hàng thiết yếu. Quy định này cũng chỉ rõ cái lợi của doanh nghiệp khi thực hiện dự trữ lưu thông bắt buộc là sẽ được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố vào thời điểm quyết định mức dự trữ lưu thông có hiệu lực. Ngoài ra, chi phí dự trữ lưu thông cũng được hạch toán vào chi phí chung của doanh nghiệp.
  • Tags: