Ngành Dệt may đối mặt với những khó khăn

Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, quí I/2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 2.795 tỉ USD, tăng 27,9% so cùng kỳ năm 2010. Đặc biệt, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường
Tuy nhiên, khó khăn nhất của ngành Dệt may trong lúc này là giá các loại nguyên phụ liệu đầu vào đều tăng rất nhanh. Giá vải nhập khẩu có xu hướng tiếp tục tăng. Nhập khẩu vải 3 tháng đầu năm 2011 ước đạt 1.410 triệu USD, tăng 142% so cùng kỳ. Trung Quốc hiện vẫn là thị trường cung cấp vải lớn nhất cho Việt Nam. Giá một số chủng loại vải nhập khẩu cuối tháng 3/2011 tăng trên 5% so với tháng trước. Dự đoán nhập khẩu vải sẽ tăng mạnh trong quí II-2011. Giá xơ nhập khẩu cũng đang ở mức cao. Đài Loan hiện là thị trường cung cấp xơ lớn nhất cho Việt Nam, trong 2 tháng đạt 18,2 ngàn tấn, tăng 29,6% về lượng và 90,4% về giá so với cùng kỳ năm 2010. Tương tự, giá bông nhập khẩu từ các thị trường chính tiếp tục có xu hướng tăng, dao động từ 2.180 - 4.490USD/tấn. 

Trong nước, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng cao, lãi suất huy động, cho vay tiếp tục giữ ở mức cao gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn. Các nguyên nhân khác như khó mua ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu; biến động lao động tại doanh nghiệp những tháng sau Tết Nguyên Đán; tình hình thiếu điện diễn ra thường xuyên khiến cho doanh nghiệp không thể chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như không dám nhận những đơn hàng lớn đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp Dệt may. 

Trước những khó khăn này, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đưa ra những giải pháp khắc phục, trong đó đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp tăng cường sự hiểu biết về trách nhiệm xã hội, nhãn mác sinh thái, bảo vệ môi trường, tạo sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên trường quốc tế; Tăng cường sự hiểu biết các kiến thức về thương mại/luật pháp/rào cản kỹ thuật quốc tế, hạn chế thua thiệt trong các giao dịch/thương vụ quốc tế; Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn, kỹ thuật, nhân sự tiên tiến của các nước trên thế giới. 

Mặt khác, Hiệp hội cũng kêu gọi các doanh nghiệp lớn hợp tác hỗ trợ, chia sẻ đơn hàng với các doanh nghiệp nhỏ; Tăng cường sự hợp tác hỗ trợ giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, chuẩn bị tích cực cho việc thành lập các liên kết chuỗi. Đây chính là xu hướng phát triển tất yếu của dệt may thế giới trong thời kỳ mới. 

Hiệp hội tích cực phổ biến và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh. Đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp duy trì thị trường truyền thống song song với phát triển thị trường mới, thị trường tiềm năng nhằm phân tán những rủi ro không đáng có khi có khủng hoảng xảy ra tại quốc gia nhập khẩu…
  • Tags: