Xây dựng thương hiệu địa phương

Vừa qua, Văn phòng Cục Xúc tiến Thương mại TP.Hồ Chí Minh (Vietrade) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại Tiền Giang tổ chức "Khóa tập huấn nâng cao năng lực xúc tiến thương mại" từ ngày 18-19/

Ban tổ chức tập trung vào những nội dung trọng tâm được các doanh nghiệp và Trung tâm Xúc tiến thương mại các địa phương đang quan tâm: đó là truyền tải kinh nghiệm của Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh về tổ chức các "Tháng khuyến mại" thời gian qua, chương trình liên kết thông tin giữa Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) với các Trung tâm Xúc tiến Thương mại các tỉnh, và đặc biệt là nội dung “Xây dựng thương hiệu địa phương” – chương trình tập huấn đầu tiên về xây dựng thương hiệu địa phương đối với các tỉnh thành phố phía Nam.  Sau khi nghe những nội dung quan trọng, các học viên đã trao đổi nhiều vấn đề thiết thực liên quan đến xây dựng nền móng thương hiệu địa phương, định vị thương hiệu, cách thức quảng bá và quản lý thương hiệu địa phương, cách thức xây dựng thương hiệu nông sản, hải sản, mối liên hệ  giữa xây dựng thương hiệu ngành hàng với xây dựng thương hiệu địa phương, và vai trò của các trung tâm xúc tiến thương mại đối với xây dựng thương hiệu địa phương. Chương trình tập huấn tạo điều kiện các địa phương biết cách thức xây dựng thương hiệu từng địa phương, thu hút đầu tư, du lịch và tạo điều kiện để các sản phẩm chủ lực từng vùng, miền, từng địa phương nâng cao lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Các chuyên đề do các giảng viên TS.Bùi Văn Quang - Giám đốc công ty tư vấn thương hiệu Brand Key.(www.brandkeyvn.com); Bà Trần Thị Chí Linh - Trưởng phòng xuất nhập khẩu -Xúc tiến,  Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh.

            Qua khóa tập huấn, việc nhận thức về thương hiệu địa phương, thương hiệu ngành hàng của các tỉnh thành còn nhiều hạn chế. Thực ra, việc xây dựng thương hiệu địa phương chủ yếu phải liên quan đến các cấp lãnh đạo, các ban ngành, cơ quan, doanh nghiệp, nếu chỉ dựa vào Trung tâm xúc tiến Thương mại hoặc một Sở công thương, thiếu sự tham gia của lãnh đạo lãnh cũng khó thực hiện. Một khi cấp lãnh đạo thay đổi nhận thức và hiểu cách thức xây dựng thương hiệu địa phương mới có thể trở thành đầu tàu cho các ban ngành tham gia thực hiện.

            Dù sao, khóa tập huấn là bước khởi đầu, một bước ngoặt giúp các tỉnh thành nhận thức, hiểu rõ hơn về xây dựng  thương hiệu địa phương.

            Thiết nghĩ, trong tương lai, sẽ có nhiều khóa tập huấn không chỉ chung cho nhiều tỉnh mà mỗi tỉnh cần tự tổ chức thực hiện nhằm giúp địa phương phát triển kinh tế xã hội tốt hơn.
  • Tags: