Thái Bình: Khuyến công tạo dựng việc làm cho nhân dân giao đất xây dựng khu công nghiệp

Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 20/11/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2006-2010 và các quyết định phê duyệt dự án giải quyết việc làm c

Theo kết quả điều tra năm 2009 ở 8 huyện, thành phố trong tỉnh cho thấy:
- Tổng số hộ bị thu hồi đất là 18.367 hộ, trong đó số bị thu hồi 30% diện tích đất nông nghiệp trở lên là 9.420 hộ, chiếm 51,3%;
- Tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động nhưng vẫn còn khả năng lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất là 45.959 người. Trong đó nguồn lao động phân theo nhóm tuổi cụ thể là:
+ Từ 15-17 tuổi là: 3.517 người, chiếm 7,6 %
+ Từ 20-30 tuổi là: 13.615 người, chiếm 30 %
+ Từ 31-44 tuổi là: 12.862 người, chiếm 28 %
+ Từ 45-55 tuổi là: 11.421 người, chiếm 25 %
+ Từ 56-60 tuổi là: 2.436 người, chiếm 5,3%
+ Trên tuổi lao động là 2.108 người chiếm 4%
Với nguồn lao động trên, số người cần giải quyết việc làm sau khi thu hồi đất là 34.568 người chiếm tỷ lệ 75,2%. Nhìn chung lao động vùng thu hồi đất lao động trẻ chiếm số lượng lớn, đây là thuận lợi tốt cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhưng trình độ học vấn của người lao động còn thấp, lao động chưa có nghề chiếm 62%. Số lao động có tuổi cao (từ 40 tuổi trở lên) khó có khả năng học nghề với nhu cầu kỹ thuật chất lượng cao, song vẫn còn khả năng lao động tốt trong các gia đình đang là những đòi hỏi bức thiết. Tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống cho người lao động vùng có đất bị thu hồi là một nội dung rất quan trọng, nhằm thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hồi đất, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Những năm qua, Sở Công Thương Thái Bình đã phối hợp với các sở, ban, ngành, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN), UBND các huyện, xã có đất bị thu hồi và các doanh nghiệp nghề, các trung tâm, trường dạy nghề mở nhiều lớp đào tạo nghề tại các địa phương, có hàng ngàn lao động được đào tạo đã có nghề và việc làm tại các doanh nghiệp như: may mặc, thêu ren xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu... Nhiều nghề thủ công đào tạo ngắn hạn đã tận dụng được nguồn lao động trong gia đình lúc nông nhàn và tạo ra lượng sản phẩm lớn có giá trị kinh tế cao cho các doanh nghiệp, làm hàng thủ công xuất khẩu đem lại thu nhập tốt cho người lao động, trung bình từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/người/tháng.

Năm 2009-2010 bằng nguồn kinh phí khuyến công của địa phương đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu như: Doanh nghiệp mây tre đan Thanh Bình, Doanh nghiệp tư nhân Phương Anh, Doanh nghiệp tư nhân hàng xuất khẩu Tây An, đã tổ chức dạy nghề cho 590 lao động của xã Mỹ Lộc với nghề móc sợi, mây tre đan, đan làn nhựa xuất khẩu, đảm bảo việc làm cho trên 450 hộ dân trong tổng số 1.370 hộ dân của 6 thôn sau khi thu hồi đất xây dựng Trung tâm Điện lực Thái Bình với tổng diện tích 254 ha.

Tại KCN Gia Lễ, Công ty TNHH Phương Thanh, cơ sở sản xuất tăm tre xuất khẩu Vũ Xuân Tuyến đã đào tạo được 330 lao động tại các xã Đông Xuân, Đông Dương, Đông Quang thường xuyên có việc làm, đảm bảo thu nhập khá.

Tại KCN Cầu Nghìn đã tổ chức khai giảng hai lớp dạy nghề móc sợi, đan làn nhựa xuất khẩu, dán giấy tiền xuất khẩu ở hai xã An Thanh và An Bài huyện Quỳnh Phụ, thu hút hơn 400 người tham gia học tập. Sau 2 tháng thực hành, xã An Thanh có nhiều người đã làm được nhiều bộ sản phẩm với chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Qua bước đầu triển khai công tác dạy nghề, truyền nghề tại các địa phương có đất bị thu hồi xây dựng các KCN và Trung tâm Điện lực Thái Bình, cho thấy cần phải có những bước đi, cách làm cho phù hợp, cụ thể như:

1. Phải có số liệu điều tra, khảo sát về nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của các đối tượng lao động ở địa phương. Từ đó, xác định nghề gì đưa vào cho phù hợp.
2. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến mọi người thông qua hình thức thông tin đại chúng, hội họp, vận động... làm cho mọi người thấy rõ chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương; tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi nghề, chọn việc làm ổn định, nhằm nâng cao đời sống cho người lao động. Công khai rõ việc học nghề, làm nghề và thu nhập cho người lao động biết.

3. Cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của Đảng ủy tới chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong xã để triển khai, tổ chức thực hiện theo kế hoạch được xây dựng.

4. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành từ tỉnh, huyện, xã. Từng sở, ngành đảm nhận công việc theo các quyết định của UBND tỉnh đã giao. Đơn vị chủ trì phải tổ chức lớp học chu đáo cụ thể theo kế hoạch đề ra.

5. Trách nhiệm các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề phải có kỹ thuật, kinh nghiệm chuyên môn, nghề dạy phải phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của địa phương và của người lao động. Nghề dạy cho nông dân chủ yếu là làm hàng gia công cho doanh nghiệp, nên doanh nghiệp phải cung cấp nguyên liệu, hướng dẫn kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo đủ việc làm cho người lao động và thanh toán tiền công đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả.

6. Sở Công Thương theo dõi, kiểm tra, cấp kinh phí khuyến công cho các dự án của doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề khi đã được UBND tỉnh phê duyệt và làm đầu mối cho các doanh nghiệp, địa phương phối hợp thực hiện dự án dạy nghề đạt kết quả.