Du lịch Việt Nam: Đã không phất cờ?

Những con số không mấy lạc quan của du lịch Việt Nam trong 2009, ngoài yếu tố suy hoái kinh tế thế giới, còn thể hiện ngành công nghiệp không khói của chúng ta đã không tận dụng tốt các cơ hội hiếm ho

Du lịch Thái Lan đang tụt giảm do biến động chính trị, suy thoái kinh tế toàn cầu và lo ngại dịch cúm A/H1N1 lan rộng. Vào thời điểm một cuộc biểu tình quy mô lớn đang diễn ra tại Bangkok, có đến 27 nước đã đưa ra những cảnh báo về đi lại với công dân nước mình, khuyên họ phải cẩn thận khi tới Thái Lan.

Du khách quốc tế tại Huế - Ảnh: Huyên Phương

Có thể thấy, trong hai năm qua, du lịch Thái gần như không có yếu tố thuận lợi nào. Nhiều ý kiến đều cho rằng, du lịch Việt Nam có thể nắm lấy cơ hội bất ổ ở Thái Lan và Ấn Độ để có những bứt phá, gia tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, có thể nói, những gì gọi là “bắt lấy cơ hội” từ phía du lịch Việt Nam tỏ ra quá mờ nhạt so với các nước khác.

Để bù lại lượng du khách nước ngoài suy giảm, từ cuối năm 2008, Thái Lan chuyển hướng thúc đẩy du lịch nội địa. Các khách sạn đưa ra nhiều chương trình giảm giá đến mức thấp nhất dành cho người dân Thái Lan. Họ cũng giảm phí dịch vụ đậu máy bay và cho các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong ngành du lịch vay lãi suất thấp.

Cuối năm ngoái, hãng hàng không giá rẻ AirAsia bán vé đi từ Bangkok đến các điểm tham quan khác trong nước Thái Lan với giá không tới 10USD cho mỗi chuyến đi từ sau tháng 10/2009.

Hãng Thai Airways dành cho khách du lịch đến từ châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand một vé khứ hồi miễn phí cho đường bay nội địa từ nay đến hết tháng 10/2010...

Được đặt trong tình trạng “khủng hoảng”, ngành du lịch nhiều nước đã có những phản ứng mau lẹ. Nhiều nước như Indonesia, Malaysia, Singapore... ngoài giảm giá, còn bỏ ra hàng trăm triệu USD tăng cường quảng bá, xúc tiến. Còn chính quyền Đài Loan sẽ đầu tư 8,8 tỷ USD vào ngành du lịch thông qua chương trình quảng bá văn hóa địa phương, như mỹ thuật, âm nhạc, lịch sử.

Năm ngoái, để khuyến khích du khách Việt Nam tới Singapore, các hãng hàng không đã tung ra nhiều gói khuyến mãi, trong đó, đáng chú ý khuyến mãi đặc biệt của Singapore Airlines với giá vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông cho một người, đã bao gồm thuế và các khoản phụ thu cho 2.009 hành khách đầu tiên khởi hành từ ngày 13/4 - 31/5/2009 là 209USD (khoảng 3,9 triệu đồng) từ TP.HCM đi Singapore và từ Hà Nội là 239USD (với điều kiện áp dụng cho nhóm khách từ 2 người trở lên, đi và về cùng nhau trên một chuyến bay).

Ngoài ra, còn có gói tour Free and Easy bao gồm vé máy bay khứ hồi và 2 DU LỊCH VIỆT NAM: đêm khách sạn với giá 275USD (5 triệu đồng)...

Không được đặt trong tình trạng khủng hoảng nên ở Việt Nam, mãi tới ngày 10/12 năm ngoái, một hội thảo bàn về các giải pháp cấp bách thu hút khách du lịch mới được tổ chức.

Đã chậm chân hơn nhưng so với những gì du lịch Thái Lan và các nước trong khu vực đang nỗ lực khôi phục thì những chương trình của du lịch Việt Nam chưa đủ hấp dẫn để cạnh tranh, đặc biệt vấn đề giá cả. Trong khi tour Việt Nam chỉ có một giá quanh năm thì các nước khác thường điều chỉnh giá theo mùa để thu hút khách.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, giá tour, tuyến, phòng nghỉ ở Việt Nam là cao so với Philippines, Campuchia, Malaysia...; giá phòng khách sạn cao cấp ở các nước Thái Lan, Malaysia... thấp hơn giá phòng khách sạn cùng hạng ở Việt Nam tới 20 - 30%.

Tất nhiên, không thể chạy theo cuộc chạy đua về giá, nhưng du lịch Việt Nam cần phải có những chương trình hấp dẫn hơn, nhanh hơn. Theo một số chuyên gia ngành du lịch, cần phải tung ra các chương trình quy mô về tiếp thị, quảng cáo; bỏ visa hoặc giảm mạnh lệ phí cấp visa cho khách ở một số thị trường trọng điểm; giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp du lịch để mạnh tay giảm giá...

                                             ANH ĐỨC (Công ty Nam Phong)
  • Tags: