Một số nét về quan hệ Việt Nam – Israel

Việt Nam xuất khẩu sang Israel đạt 57,3 triệu USD năm 2007 và 20,1 triệu USD trong quý I/2008; nhập khẩu 83,4 triệu USD (2007) và 30,6 triệu USD (quý I/2008). Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sa

Israel đã đầu tư vào Việt Nam một số dự án với tổng giá trị hơn 1 tỷ USD, trong đó có một số dự án công nghệ cao, có dự án lớn về đóng tàu biển.

Khách du lịch Israel vào Việt Nam vào khỏang 10.000 người/năm.

Nhiều doanh nghiệp Israel hoạt động trong các lĩnh vực buôn bán thương mại, tư vấn đầu tư, high-tech, phần mềm, tài chính – ngân hàng, nông trại, cảng biển, du lịch và xuất khẩu lao động đều mong muốn hợp tác với đối tác Việt Nam; đồng thời bày tỏ sự quan tâm nhập khẩu các mặt hàng gạo, cà phê, may mặc, đồ gỗ của Việt Nam.

Kim ngạch xuất nhập khẩu, trị giá đầu tư Việt Nam – Israel có xu hướng tăng nhanh, thể hiện tiềm năng của hai bên là rất lớn. Phía Israel hiện rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, coi Việt Nam là một thị trường trọng điểm ở khu vực.

Nhiều lĩnh vực khác như giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường, hợp tác lao động và chuyên gia.

Israel có nhu cầu lớn về các loại nông sản (gạo, chè, cà phê, hạt điều, hải sản), hàng công nghiệp tiêu dùng (dệt may, giày dép, linh kiện điện tử), đồ thủ công mỹ nghệ. Để tiếp thị vào Israel, cách tốt nhất là tham gia các hội chợ tại Israel và tổ chức các đoàn tham quan tìm hiểu thị trường. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ nhu cầu thị hiếu của thị trường, điều mà chúng ta chưa nắm bắt nhiều về Israel.

Việt Nam cũng cần nhập khẩu một số hàng từ Israel, nhất là máy móc thiết bị, chú ý loại công nghệ mới và có giá cả phù hợp, phân bón, sản phẩm linh kiện điện tử, hóa chất, dược phẩm.

Hai lĩnh vực hợp tác về dịch vụ rất có tiềm năng là du lịch và xuất khẩu lao động.

Người Israel có thói quen đi du lịch nước ngoài, một số người còn đi 2-3 lần/năm. Vì vậy, mặc dù dân số Israel nhỏ, nhưng hàng năm có trên 4 triệu lượt người đi du lịch nước ngoài.

Số người Israel đi du lịch sang vùng Đông Nam á ngày càng tăng, như Thái Lan đã đạt khoảng 80.000 người/năm, trong khi khách vào Việt Nam vẫn còn ít.

Về tiếp nhận lao động nước ngoài, hiện có hàng trăm nghìn lao động nước ngoài tại Israel, trong đó 29.000 lao động Philippin (chủ yếu trong lĩnh vực giúp việc, chăm sóc người già), 26.000 lao động Thái Lan (chủ yếu làm nông trại), 8.000 lao động Trung Quốc (chủ yếu làm xây dựng).

Theo một chương trình hợp tác đặc biệt, Việt Nam có 35 sinh viên nông nghiệp làm việc trong các nông trại theo chế độ vừa học vừa làm. Mặc dù học 1 ngày, làm 6 ngày nhưng thu nhập khá cao, điều kiện làm việc thuận lợi nên các em đều phấn khởi. Thời gian tới, chương trình hợp tác nông nghiệp này có thể mở rộng lên 200 sinh viên Việt Nam.

Chính phủ Israel chủ trương giảm lao động nước ngoài do có quá nhiều lao động bất hợp pháp (chủ yếu là người Palestin). Đến nay chưa có quota cho lao động Việt Nam, do đó để đưa lao động Việt Nam sang còn phải nhờ chính sách mới của Chính phủ Israel.

Về hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ”, Israel là nước nhỏ nhưng có trình độ phát triển cao về khoa học và công nghệ mà ta cần tranh thủ thông qua các hoạt động hợp tác khoa học công nghệ.

Israel có thế mạnh về các ngành năng lượng (năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả), công nghệ phần mềm, công nghệ tiêu dùng và thực phẩm, công nghệ vật liệu mới, kỹ thuật nông nghiệp.

Trong công tác xúc tiến đằut, chúng ta cần chú trọng vào các lĩnh vực nói trên nhằm tận dụng “chất xám” từ Israel./.


 

  • Tags: