Tăng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, thu hẹp khoảng cách cán cân thương mại song phương

Những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng trưởng rất mạnh. Năm 2009 tăng trưởng 10,8% so với năm 2008 và năm 2010 tăng trưởng 34% so với năm 2009. Kim ngạch

Những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng trưởng rất mạnh. Năm 2009 tăng trưởng 10,8% so với năm 2008 và năm 2010 tăng trưởng 34% so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2011.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2006, kim ngạch thương mại song phương Việt nam – Ấn Độ đạt 1,018 tỷ USD, năm 2007 đạt 1,536 tỷ USD, năm 2008 đã tăng lên tới 2,483 tỷ USD, năm 2009 mặc dù khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu nhưng kim ngạch song phương vẫn đạt 2,055 tỷ USD. Năm 2010, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 2,754 tỷ USD.

Mặc dù không có mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng hàng hóa xuất khẩu của Việt nam đang dần tìm được chỗ đứng trên thị trường Ấn Độ. Ấn ĐỘ hiện đang giữ vị trí 11 trong số các thị trường xuất khẩu chính của Việt nam, các doanh nhân Ấn ĐỘ rất giỏi buôn bán quốc tế. Ấn Độ có ngành chế biến gia vị số một trên thế giới, là một trong những sáng lập viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT).

Theo số liệu của Hải quan Việt nam, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam sang thị trường Ấn Độ gồm than đá: (78,67 triệu USD trong năm 2010), cao su và sản phẩm từ cao su (76,87 triệu USD), sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép (76,03 triệu USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (67,12 triệu USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (61,15 triệu USD), hóa chất và sản phẩm hóa chất (48,98 triệu USD), phương tiện vận tải và phụ tùng 28,12 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo, cà phê, quặng và khoáng sản khác, hàng dệt, may, hạt tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ, giầy dép các loại…

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên chỉ rõ, trong trao đổi thương mại với Ấn Độ, thâm hụt thương mại đối với Việt nam những năm trước đây rất lớn. Nhằm giải quyết tình trạng này, Việt Nam đã chủ động đưa ra các đề xuất và phối hợp cùng phía ẤN Độ nhằm giảm tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam, trong đó vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đượ đưa lên hàng đầu. Trong tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương năm 2010, Việt nam xuất khẩu sang Ấn Độ 992 triệu USD, tăng trưởng 136,2% và nhập khẩu 1,762 tỷ USD, tăng 7,7% thâm hụt cán cân thương mại đã giảm được 445 triệu USD, từ mức âm 1,215 tỷ USD của năm 2009 xuống còn âm 770 triệu USD trong năm 2010.

Việt Nam và Ấn Độ đã thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế từ năm 1954 và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ tháng 7/2007. Trong năm 2010, để thúc đẩy mối quan hệ giữa cộng đồng DN hai bên, Ấn Độ đã tổ chức rất nhiều đoàn DN sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư. Chẳng hạn như đoàn của Phòng Thương mại Ấn Độ và 8 DN hàng đầu của Kolkata, đoàn của Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm dệt, sợi bông Ấn Độ và 16 DN hội viên, đoàn của Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm cùng họ với Hóa chất Ấn Độ và 15 DN, đoàn của Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, của Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII).

Những sự kiện này là cơ hội tốt để các DN hai bên gặp gỡ trực tiếp để trao đổi cơ hội hợp tác làm ăn, đồng thời qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại, đầu tư song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam. Các DN Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, giày dép, dệt may, đồ gỗ, linh kiện điện tử, một số mặt hàng cơ khí. Còn các DN Ấn Độ có thế mạnh về dược phẩm, trang thiết bị y tế, công nghệ thông tin. Theo Bộ Công Thương, các DN Ấn Độ nên đầu tư vào Việt nam trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, hóa dầu, chế biến khoáng sản, công nghệ thông tin, chế biến thức ăn gia súc… để khai thác thị trường Việt Nam, đồng thời tạo nguồn hàng xuất khẩu trở lại Ấn Độ, góp phần thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước.

Hiện nay, có nhiều kênh trao đổi thông tin phục vụ cho các DN, chẳng hạn về phía Việt Nam, các DN hai bên có thể thông qua Đại sứ quán Việt Nam và cơ quan đại diện thương mại Việt nam tại Ấn Độ, qua Phòng TM&CN Việt nam và trực tiếp giữa các bộ, ngành liên quan, qua các Hiệp hội ngành hàng. Về phía các DN cần tích cực tham gia hơn nữa vào các hội chợ triển lãm, hội thảo DN được tổ chức ở mỗi nước. Các cơ quan chức năng rất khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiến hành các dự án đầu tư, mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh, thành lập công ty ở mỗi nước.

  • Tags: