Tác động điều chỉnh lãi suất của FED đến đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

TS. NGUYỄN TRUNG TRỰC (Khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH))

TÓM TẮT:

Mục tiêu của các nhà đầu tư là tối đa hóa tỷ suất sinh lời. Để đạt được mục tiêu này, hiện nay, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn quốc gia đầu tư để có tỷ suất sinh lời cao nhất và an toàn nhất. Do đó, lãi suất, tỷ suất sinh lời ở từng quốc gia sẽ được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Vì vậy, ngày 16/03/2017, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve System - FED) tăng lãi suất lên 0.25% sẽ tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đến các nước, trong đó có Việt Nam. Để thấy rõ điều này, chúng ta nghiên cứu tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam vừa qua và hiện nay để có đối sách phù hợp, nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Từ khóa: FED, vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, lãi suất, tỷ suất sinh lời, tỷ giá.

1. Cơ sở lý thuyết

1.1. Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư

Có hai hình thức đầu tư gián tiếp: Cổ phiếu, trái phiếu và hiện nay có hai phương pháp chủ yếu để tính tỷ suất sinh lời cho hai hình thức đầu tư gián tiếp này: DGM (Dividend Growth Model) và CAPM (Capital Asset Pricing Model) hay còn gọi là SML (Security Market Line).

1.1.1. Tỷ suất sinh lời theo mô hình DGM

1.1.1.1. Tỷ suất sinh lời của phiếu

- Cổ phiếu thường:

* Cổ phiếu thường còn gọi là cổ phiếu phổ thông, là chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu này gọi là cổ đông thường, được chia lợi nhuận hàng năm (cổ tức) từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tương ứng với số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ, cho nên cổ tức mà cổ đông nhận được thường thay đổi hàng năm. Cổ tức của cổ phiếu thường được công bố vào quí 1 hàng năm.

Cổ phiếu thường là loại chứng khoán được thu hồi cuối cùng khi công ty giải thể, thanh lý, trước khi công ty thanh toán hết các khoản nợ thuế, nợ vay, nợ trái phiếu, hoàn vốn cổ phần ưu đãi.

* Mệnh giá của cổ phiếu: Giá ghi trên cổ phiếu và được dùng làm căn cứ để chia cổ tức.

* Thư giá của cổ phiếu: Giá trị ghi trên sổ sách kế toán của cổ phiếu, phản ánh tình trạng vốn cổ phần của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định.

* Thị giá của cổ phiếu: Giá cổ phiếu được giao dịch trên thị trường từng thời điểm.

Theo mô hình DGM tính, hiện giá cổ phiếu xuất phát từ giả định: Giá cổ phiếu ở mọi thời điểm, đều được xác định bởi cổ tức mong đợi trong năm sau đó. Dòng tiền ta chiết khấu là cổ tức trong tương lai, với lãi suất chiết khấu là chi phí cơ hội từ tỷ suất sinh lợi những cổ phiếu có cùng mức rủi ro trên thị trường vốn.

Trường hợp cổ tức hàng năm không đều.

Từ giả định trên, ta cũng tính được giá cổ phiếu ở năm sau dựa vào cổ tức của năm thứ 2 (D2), giá cổ phiếu cuối năm 2 (P2)

Vậy thị giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại, được tính như sau:

Tổng quát, ta có công thức:

Với:  DIV1: Cổ tức kỳ vọng của cổ phiếu năm thứ 1

        DIV2: Cổ tức kỳ vọng của cổ phiếu năm thứ 2

        DIVn: Cổ tức kỳ vọng của cổ phiếu năm thứ n

        Pn: Giá cổ phiếu vào cuối năm n

        R: Lãi suất chiết khấu.

        n: Thời gian nhà đầu tư giữ cổ phiếu

- Trường hợp cổ tức có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm:

Các cổ đông nắm giữ các cổ phần sẽ nhận được thu nhập dưới hai hình thức:

- Cổ tức.

- Lãi trên vốn hoặc lỗ vốn, là chênh lệch do giá cổ phiếu tăng hoặc giảm.

Nếu ta có được những dự đoán về: Cổ tức và giá cổ phiếu vào năm sau (năm thứ 1), tỷ suất sinh lời mong đợi của cổ phiếu từ các cổ phiếu khác có cùng mức độ rủi ro.

Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu và nắm giữ mãi mãi, mô hình định giá cổ phiếu có dạng như sau, đây cũng là mô hình chiết khấu cổ tức.

Mô hình chiết khấu cổ tức:

- Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức (g) không đổi - Mô hình Gordon:

- Cổ tức năm 1: DIV1 = DIV0(1+g)

- Cổ tức năm 2: DIV2= DIV1(1+g) = DIV0(1+g)2

- Cổ tức năm 3: DIV3= DIV2(1+g) = DIV1(1+g)2 = DIV0(1+g)3

Vì thế, mô hình chiết khấu cổ tức có thể viết như sau:

Với:   g = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại năm nay × ROE

         g = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại năm nay × R vì thế: g < R

Từ công thức (1.3), khi tốc độ tăng trưởng cổ tức g là không đổi. Ta có công thức định cổ phiếu giá sau:

Trong đó: P0: Giá thị trường hay giá hiện hành cổ phiếu thường.

               DIV1: Cổ tức mong đợi (Cổ tức được chia dự kiến) năm thứ 1.

               P1: Giá dự kiến vào cuối năm thứ 1.

               R: Tỷ suất sinh lời mong đợi của nhà đầu tư hay tỷ suất vốn hóa theo thị trường.

Công thức định giá này còn được gọi là mô hình Gordon.

- Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng 0:

Từ mô hình Gordon, với g = 0, ta có công thức:

Khi cổ phiếu có cổ tức ổn định và duy trì trong thời gian vĩnh viễn, thì cũng có thể áp dụng công thức trên.

Cổ phiếu ưu đãi có thể xem như loại cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng bằng 0.

Từ công thức 1.1; 1.2;1.3;1.4;1.5 trên, chúng ta sẽ tìm được lãi suất chiết khấu trong đầu tư R, đây là tỷ suất lãi suất mong đợi của nhà đầu tư

1.1.1.2. Tỷ suất sinh lời của trái phiếu

- Trái phiếu vô hạn:

Trái phiếu vô hạn là trái phiếu không có ngày đáo hạn. Giá của trái phiếu này được xác định bởi giá trị hiện tại của dòng tiền hàng năm (dòng tiền vĩnh viễn) mà trái phiếu mang lại.

Công thức xác định giá trị hiện tại của dòng tiền vô hạn của trái phiếu vĩnh viễn như sau:

Trong đó:  C: Coupon được hưởng của trái phiếu

                 Pb: Giá của trái phiếu

                 r : Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư hoặc lãi suất trên thị trường tài chính

                 C: Lãi coupon = Mệnh giá trái phiếu × Lãi suất huy động trái phiếu của đơn vị phát hành công bố (Ghi trên trái phiếu)

Từ công thức 1.5, chúng ta dễ dàng tìm được lãi suất chiết khấu hay còn gọi là lãi suất mong đợi

- Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi:

Đây là loại trái phiếu có xác định thời hạn đáo hạn và lãi suất được hưởng qua từng thời hạn nhất định. Nhà đầu tư trái phiếu này sẽ được hưởng lãi định kỳ theo lãi suất công bố trên mệnh giá trái phiếu và vốn gốc (bằng mệnh giá) sẽ được thu hồi khi trái phiếu đáo hạn.

Mô hình của trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi, được xác định bằng toàn bộ dòng tiền thu nhập từ trái phiếu trong tương lai, như sau:

Trong đó:   F: Mệnh giá của trái phiếu (face)

                 n: Số năm lưu hành còn lại của trái phiếu (tính đến ngày đáo hạn)

                C: Lãi coupon

                P0: Giá của trái phiếu

                r: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư (năm)

- Trường hợp trái phiếu trả lãi nửa năm một lần:

Mô hình định giá trái phiếu thông thường sẽ có vài đại lượng thay đổi cho phù hợp.

Từ công thức 1.6;1.7, chúng ta dễ dàng tìm được lãi suất chiết khấu hay còn gọi là lãi suất mong đợi.

Mô hình DGM có ưu điểm dễ thực hiện, nhưng cũng có nhược điểm là chỉ áp dụng khi doanh nghiệp có chi trả cổ tức, có tốc độ tăng trưởng cổ tức nhất là không có đề cập đến rủi ro trong đầu tư, một thuộc tính luôn luôn có trong đầu tư tài chính.

1.1.2. Tỷ suất sinh lời theo mô hình CAPM (SML - Security Market Line)

Mô hình CAPM hay SML dựa trên các chỉ tiêu sau:

Rf : Lãi suất phi rủi ro

ß: Hệ số beta

RM : Lãi suất thị trường

Ưu điểm của mô hình CAPM khắc phục được nhược điểm của mô hình DGM là có đề cập đến yếu tố rủi ro trong đầu tư, có thể áp dụng được cho tất cả các doanh nghiệp, nhược điểm phải dự đoán được phí rủi ro thị trường, hệ số bê-ta, đây là những yếu tố luôn luôn thay đổi.

1.2. Lợi suất chứng khoán khi đầu tư ra nước ngoài

1.2.1. Các yếu tố tác động đến lợi suất đầu tư chứng khoán ra nước ngoài

Khi đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu (gọi chung là chứng khoán) ở nước ngoài hoặc trong nước cùng mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất của nhà đầu tư. Vì vậy, để có được lợi suất trong đầu tư trái phiếu hoặc cổ phiếu ở nước ngoài, nhà đầu tư phải quan tâm đến các yếu tố tác động đến lợi suất của trái phiếu và cổ phiếu.

a. Yếu tố thu nhập: Nhà đầu tư phải quan tâm đến mức lãi suất, cổ tức hiện hành, các vấn đề chi trả cổ tức, triển vọng hoạt động của công ty phát hành, những thay đổi trong tổng số cổ đông, vì thực tế lợi suất của cổ phiếu, trái phiếu chịu ảnh hưởng lớn của thu nhập mỗi cổ phiếu, trái phiếu.

Bên cạnh đó, chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, chính sách thuế, tỷ giá, chính sách ưu đãi ở nước ngoài, chi phí giao dịch: Tác động tới sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận (sau khi đã trừ các khoản phải nộp, phải trả) giữa các ngành, khu vực, cũng ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư.

b. Yếu tố rủi ro: Có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân

- Rủi ro về lãi suất: Là rủi ro khi giá của trái phiếu và những cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất bị giảm do có sự gia tăng lãi suất thị trường.

- Rủi ro về vỡ nợ của người phát hành: Xảy ra khi người phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu không thực hiện được việc thanh toán tiền lãi, vốn gốc và cổ tức. Nếu khả năng vỡ nợ tăng lên thì lợi tức dự tính của các chứng khoán này sẽ giảm.

- Rủi ro về chính trị: Là những rủi ro xuất phát từ những biến động mạnh về chính trị như có chiến tranh, đảo chính,…

- Rủi ro lạm phát, rủi ro không thanh toán: Làm cho giá chứng khoán giảm lợi suất. Vì vậy, nhà đầu tư cần chú ý đến tính thanh khoản của chứng khoán.

- Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Đây là rủi ro quan trọng nhất, khi có những biến động bất lợi trong tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam Đồng (VND) và đồng tiền nước ngoài (nước mà nhà đầu tư đã đầu tư chứng khoán), làm giảm tỷ suất lợi nhuận đầu tư khi lợi nhuận đó được chuyển thành nguyên tệ để chuyển về nước.

Trong phạm vi của bài viết này chúng ta quan tâm đến lãi suất đầu tư ở nước ngoài và biến động tỷ giá.

Các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài, ngoài việc phân tích đánh giá các yếu tố về chính trị. văn hóa... cần chú trọng nguyên tắc đầu tư vào quốc gia có xu hướng giá trị đồng tiền tăng giá để gia tăng lợi suất đầu tư.

Tỷ giá hối đoái của VND/Ngoại tệ hoặc tỷ giá của đồng Việt Nam với đồng tiền mà nhà đầu tư nhận được, vào thời điểm nhận được lợi tức (nếu lợi tức nhận được là đồng tiền của nước ta đầu tư, ta có thể dùng các phương pháp tính tỷ giá để tính tỷ giá VND/Ngoại tệ) thường có xu hướng tăng so với thời điểm bắt đầu đầu tư, do lạm phát có xu hướng gia tăng, điều này thường xảy ra ở các nước đang và kém phát phát triển.

Việc hiểu và phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá rất quan trọng vì nó giúp ta dự báo về hình thành kỳ vọng hợp lý tỷ giá. Từ đó, có cơ sở ra các quyết định đầu tư.

Thí dụ: Công ty ABC đầu tư mua trái phiếu ở thị trường Campuchia (thị trường nước ngoài), thì họ sẽ phải xem xét các yếu tố sau:

Tình hình lạm phát trong và ngoài nước

Campuchia: Tại thời điểm đầu tư tỷ lệ lạm phát ở Campuchia cao hơn ở nước ngoài, hàng hóa trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng ngoại nhập. Điều này sẽ đưa đến gia tăng nhu cầu sử dụng hàng ngoại nhập, sự thay đổi nhu cầu hàng hóa này, làm tăng cầu ngoại tệ ở Campuchia. Kết quả là ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ, hay tỷ giá sẽ gia tăng.

Tình hình thay đổi lãi suất nội tệ và ngoại tệ: Nếu lãi suất đồng nội tệ ở Campuchia tăng tương đối so với lãi suất ngoại tệ, thì tài sản tài chính ở Campuchia sẽ trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này, sẽ làm các nhà đầu tư tái cấu trúc lại danh mục đầu tư, đưa đến hệ quả là dòng vốn chảy vào Campuchia nhiều hơn. Sự thay đổi dòng vốn đầu tư này, sau đó cũng dịch chuyển sang thị trường ngoại hối làm tăng cung ngoại tệ. Kết quả là đồng tiền nội tệ lên giá so với ngoại tệ, hay tỷ giá sẽ giảm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối: Nếu tình hình nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu, sẽ làm cầu ngoại tệ tăng nhanh, làm cho ngoại tệ lên giá so với nội tệ.

Vai trò của Chính phủ hay sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương Campuchia: Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối thông qua Ngân hàng Trung ương. Sự can thiệp này thực hiện bằng cách bán ra hoặc mua vào ngoại tệ với khối lượng lớn nhằm thay đổi cung cầu ngoại tệ, từ đó sẽ tác động đến tỷ giá nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ của Campuchia.

Tác động nhiều yếu tố khác: Tình hình chính trị ổn định, kỳ vọng, sự tấn công của các nhà đầu cơ khác, giá vàng, giá dầu trên thị trường quốc tế…

Để thấy rõ tác động của sự thay đổi tỷ giá đến sự thay đổi lợi suất đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư, chúng ta xem các thí dụ ở mục 1.2.2.

1.2.2. Lợi suất đầu tư chứng khoán, khi đồng tiền nước đầu tư tăng giá

Trong trường hợp này sẽ làm tăng lợi suất đầu tư của nhà đầu tư

Thí dụ 2.1: Ngày 01/01/2016, ông Châu Long đầu tư 210,000,000 VND để mua trái phiếu của công ty Z ở Hoa Kỳ với lãi suất coupon hàng năm 10%, tỷ giá 21,700 VND/USD. Đến ngày 31/12/2016, ông Châu Long, sau khi nhận trái tức, bán toàn bộ trái phiếu bằng giá mua ban đầu với tỷ giá 21,900 VND/USD.

$9,677 = 210,000,000/21,700

$10,465 = 9,677×(1+10%)

233,129,032 VND = 21,900×10,645

12,619% = 235,500,000/210,000,000

Với kết quả trên, ta có:

rFML: Lãi suất coupon 10%

rFX: Tỷ lệ thay đổi tỷ giá 0.0238095 = 21,500/21,000

Lợi suất đầu tư của ông Long Châu:


rVN=(1 + 10%)x(1 + 0.00921659) - 1 = 11.014%

Do đồng USD Hoa Kỳ tăng giá từ 21,700 VND/USD lên 21,900 VND/USD nên lợi suất đầu tư của ông Châu Long tăng từ 10% lên 11,014%.

1.2.3. Lợi suất đầu tư chứng khoán, khi đồng tiền nước đầu tư giảm giá

Trong trường hợp này sẽ làm giảm lợi suất đầu tư của nhà đầu tư

Thí dụ 2.2: Ngày 01/01/2016, bà MP đầu tư 210,000,000 VND để mua trái phiếu của công ty Z ở Hoa Kỳ với lãi suất coupon hàng năm 10%, tỉ giá 21,000 VND/USD. Đến ngày 31/12/2016, bà MP, sua khi nhận trái tức, bán toàn bộ trái phiếu bằng giá mua ban đầu với tỷ giá 20,700 VND/USD.

227,700,000 VND = 20,700×11,000

8.429% = 227,700,000/210,000,000


Với kết quả trên, ta có:


rFML: Lãi suất coupon 10%

rFX: Tỷ lệ thay đổi tỷ giá: – 0.0142857 = 20,700/21,000

Lợi suất đầu tư của bà MP:

rVN = (1 + 10%)×(1 – 0.0142857) - 1 = 8.429%

Do đồng USD Hoa kỳ giảm giá từ 21,000 VND/USD xuống 20,700 VND/USD nên lợi suất đầu tư của bà MP giảm từ 10% xuống 8,429%.

2. Thực trạng tỷ suất sinh lời của đầu tư gián tiếp Hoa Kỳ hiện nay trên thị trường tài chính Việt Nam

Trong những năm vừa qua FED liên tục điều chỉnh tăng lãi suất từ 0.25%/2015 lên 0.75%.

Hiện nay, điều này sẽ tác động đến tỷ suất sinh lời của các nhà đầu tư gián tiếp Hoa Kỳ đến Việt Nam theo công thức sau:

rFML: Lãi suất coupon hoặc tỷ lệ chi cổ tức

rFX: Tỷ lệ thay đổi tỷ giá VDN/USD

rVN: Lãi suất đầu tư ở Việt Nam

Ghi chú: Ta có công thức:

Tỷ suất sinh lời thực trên vốn đầu tư (rFX)

Từ kết quả tính toán ở Bảng 2. 1 chúng ta thể hiện trên đồ thị 2.1; 2.2 như sau:


Nhìn vào Bảng 2.1 và Đồ thị 2.1; 2.2, chúng ta thấy từ năm 2008 đến 31/12/2017, lãi suất thực khi nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư gián tiếp vào thị trường tài chính Việt Nam luôn cao hơn lãi suất đầu tư vào chính Hoa Kỳ, do lãi suất đầu tư ở Việt Nam luôn cao hơn lãi suất đầu tư ở Hoa Kỳ và giá trị VND mất giá không nhiều như những năm 1998, 2006, 2007.

Đây là thành công của Chính phủ Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính sách tiền tệ. Điều này đã góp phần tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam vừa qua, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

3. Giải pháp

Với kết quả như đã nói ở mục 2, chúng ta thấy, ngày 16/03/2017, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ FED tăng lãi suất lên 0.25%/năm sẽ không tác động nhiều đến dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đến Việt Nam. Vì từ năm 2008 đến nay, lãi suất thực khi nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư gián tiếp ở Việt Nam luôn cao hơn đầu tư ở Hoa Kỳ với mức thấp nhất là 1.53% vào năm 2015 và cao nhất 9.31% vào năm 2008, nên nếu FED tiếp tục điều chỉnh lãi suất mỗi lần là 0.25%/năm và Chính phủ Việt Nam tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính sách tiền tệ, nhất là kiềm chế lạm phát, lãi suất tỷ giá VND/USD theo công thức 3.1.

rFML: Lãi suất coupon

rFX: Tỷ lệ thay đổi tỷ giá

Với công thức 3.1 trên, đề nghị năm 2017 Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục duy trì lãi suất tín phiếu kho bạc 4.23%/năm; Tỷ lệ điều chỉnh tỷ giá VND/USD 3% (22,546.70/21,890.00), (Cuối năm 2017 tỷ giá là 22,546.70 VND/USD) thì lãi suất thực của nhà đầu tư gián tiếp Hoa Kỳ ở Việt Nam là 1.19%/năm, cao hơn lãi suất khi đầu tư ở thị trường tài chính Hoa Kỳ là 1.13%/năm. Điều này sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà tư nước ngoài nói chung, nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng, tăng cường đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào Việt Nam. Do đó, sẽ thúc đẩy Việt Nam tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, thực hiện thành công hội nhập kinh tế quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tài liệu trong nước

01. Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê.

02. Nguyễn Trung Trực, 2013, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1, Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

03. Nguyễn Trung Trực, 2013, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 2, Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

04. Nguyễn Trung Trực, 2015, Giáo trình Quản trị tài chính, Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Tài liệu nước ngoài

01. Barry J. Epstein, EvaK. Jermakowicz, 2010, Interpretation and Application of International Financial

Reporting Standards, Published by John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey

Published simultaneously in Canada.

02. Jeff Madura, International Financial Management, 10th edition 2011,Published by McGraw-Hill.

03. Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield and Jeffrey Jaffe, 2016. Corporation Finance 11e edition. Published by McGraw-Hill.

Web: http://data.imf.org/regular.aspx?key=60998122

IMPACTS OF FEDS INTEREST RATE HIKE ON THE INDIRECT

INVESTMENT FLOW INTO VIETNAM

Ph.D. NGUYEN TRUNG TRUC

Faculty of Banking and Finance, Industrial University of Ho Chi Minh City

ABSTRACT:

The fundamental goal of most investors is to maximize the return of their investments. To achieve this primary goal, investors will invest into the country that has the highest and the safest rate of return in the context of international economic integration. Therefore, the rates of return of countries play an essential role for investors. The decision of the Federal Reserve System (Fed) made on March 16th, 2017 about raising its interest rate to 0.25% would impacts on both direct and indirect investment flows of numerous countries including Vietnam. In order to assess these impacts accurately, it is important for Vietnam to analyze influences of the foreign indirect investment on Vietnam and then to have pragmatic solutions to attract more the foreign indirect investment into Vietnam and enhance the growth of the country.

Keywords: Federal Reserve System (Fed), foreign direct investment, foreign indirect investment, rate of return, interest rate, exchange rate.

Xem toàn bộ ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 04 + 05 tháng 04/2017 tại đây