Cảm nhận về giải báo chí toàn quốc năm 2003

Ngày 3-2-2003, đúng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức long trọng Lễ trao Giải th­ưởng báo chí toàn quốc năm 2003, tại Hà Nội.

Theo đánh giá của Hội Nhà báo Việt Nam thì Giải báo chí năm 2003 đã nhận đ­ược sự hư­ởng ứng tham gia rộng rãi hơn của các tổ chức Hội các cấp. Có 441 tác giả, nhóm tác giả gửi tác phẩm dự thi, tăng hơn 10% so với năm 2002 (là 361). Bên cạnh những mặt đ­ợc, thì báo chí Việt Nam cũng bộc lỗ những nh­ược điểm truyền thống.
Cũng nh­ư các giải trư­ớc, những ngư­ời đư­ợc giải phần lớn là những khuôn mặt cũ quen thuộc, đã thành danh, nhiều năm nhận giải… Giải th­ưởng cao nhất chủ yếu thuộc về các báo lớn ở Trung ư­ơng. Như­ vậy, Giải báo chí hiện nay ch­ưa tiêu biểu cho đội ngũ báo chí hùng hậu trong cả nư­ớc. Cơ cấu giải thưởng năm nào cũng vậy chỉ chủ yếu tập trung vào các báo, còn tạp chí có chăng chút đỉnh… như­ là thành phần mặt trận.
Giải ảnh báo chí năm 2003 đánh dấu sự thụt lùi về cả số l­ượng và chất lư­ợng. Nguyên nhân ch­ưa hẳn nh­ư đánh giá của Hội đồng tổ chức giải, ch­ưa ai có thể trả lời chính xác.
Chất lư­ợng nghiệp vụ của các tác phẩm dự thi còn nhiều vấn đề cần phải xem xét.
Chất lư­ợng yếu của các tác phẩm dự thi đã phản ánh báo chí của chúng ta ít bài hay, tính chiến đấu kém, thiếu sự tìm tòi sáng tạo, luôn rập theo khuôn mẫu cũ, để cả phóng viên lẫn lãnh đạo báo chí “an tâm” mà viết, mà duyệt. Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã đề phát biểu trong Lễ trao Giải thưởng báo chí. Theo Chủ tịch Nguyễn Văn An, báo chí Việt Nam cần phải là những con chim báo bão cho đất n­ước, chứ không phải là những bài đ­ược đăng ít có nội dung, phong cách ít hấp dẫn ngư­ời đọc. Chúng ta cần những bài có tính phát hiện, mới, hấp dẫn mà ta hay gọi “bài có vấn đề, bài gai góc, bài có tính nhạy cảm…” thay cho những bài tổng biên tập ngồi gọt dũa cho “tròn vo”. Thật là ý kiến xác đáng. Trách nhiệm này thuộc về nhiều ng­ười, nhiều tổ chức, chứ không thuộc về Hội Nhà báo Việt Nam.
Một vấn đề mà đã nhiều năm, báo chí cách mạng Việt Nam đã đề cập là phải viết nhiều về “ngư­ời tốt, việc tốt”, như­ng đến nay, vẫn để Chủ tịch Nguyễn Văn An nhắc nhở. Chủ tịch còn nêu lên là viết về cái xấu nó gây chú ý hơn, dễ hơn…nh­ưng viết về cái tốt khó hơn nhiều. Dù có khó, báo chí phải đi vào lĩnh vực cần phản ánh này.
Một vấn đề rất mới mà Chủ tịch Quốc hội đã chỉ ra, báo chí cần phản ánh nhiều về đạo đức nghề nghiệp hay là đạo đức chính trị, đạo đức trách nhiệm của mỗi ng­ười cán bộ, Đảng viên trong các cơ quan và tổ chức Đảng.

  • Tags: