Tất cả vì mục tiêu 1,3 triệu tấn quặng/năm

Đúng ngày đầu xuân Giáp Thân, tôi ngược tàu lên Công ty Apatit Lào Cai (nay là Công ty Apatit Việt Nam). Cùng chiều đi với tôi là những tốp hành khách về xuôi đón Tết, nay ngược Lào Cai, làm cho sân g

Thứ hai, ông là người mở đầu một nhiệm kỳ đầy khó khăn thử thách: giai đoạn đầu tư mở rộng khai thác mỏ, nâng công suất gần gấp 2 lần, từ  năm 2004- 2010 với tổng số vốn khoảng 900 tỷ đồng, trong điều kiện phải tự lo toàn bộ. Mọi việc đang chờ ông trước mặt.
Vẫn là cái bắt tay thân mật sau một năm gặp lại với các anh trong Ban lãnh đạo: Nguyễn Ngọc Dũng, Bùi Quang Nam, Nguyễn Ngọc Huy và Vũ Quang Tụng( nay trên cương vị Bí thư Đảng uỷ) các anh đều thông báo tin vui một năm vượt khó, đã hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đề ra, cụ thể ở một vài con số sau đây:
- Năm 2003, quặng thành phẩm đạt gần 820.821ngàn tấn, doanh thu đạt hơn 291, 6 tỷ đồng, đảm bảo việc làm cho hơn 3500 lao động, tiếp nhận và khai thác hiệu quả tuyến đường sắt với 20 đầu máy và 154 toa xe đạt công suất  thiết kế. Sản xuất được hơn 610,6 tấn phốt pho vàng, đưa 210 tấn thuốc tuyển nội VH-2000 tuyển phối trộn với thuốc tuyển ngoại theo tỷ lệ 70/30 đạt hiệu quả quặng thương phẩm cao nhất..
Tôi đem những con số này trao đổi với Giám đốc Bùi Văn Việt tại căn phòng tiếp khách của anh. Nói là phòng khách nhưng thực ra là phòng ngủ nhà khách Công ty, vì anh vừa về nhận công tác, chưa có nhà ở, phải nhờ cơ quan rồi tính sau. Anh vui vẻ rót ly nước trà mời tôi, giọng nói hứng khởi bởi dư vị rượu San Lùng còn phảng phất sau buổi tiếp ông Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN lên làm việc chiều nay. Anh Việt khẳng định:
“Kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2003 đạt được là nỗ lực rất lớn của tập thể 3500 con người ở đây, của các đồng chí lãnh đạo tiền nhiệm, bởi vì tôi mới về nhận nhiệm vụ được hơn 3 tháng. Chiều nay, ông Nguyễn Sĩ Chiến, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN cũng đánh giá cao về đảm bảo công ăn việc làm và đời sống cho hàng ngàn thợ mỏ, ở một tỉnh biên giới khó khăn như Lào Cai không đơn giản tý nào. Chỉ riêng tiền tết, phải lo cho được 4 tỷ đồng để công nhân đón tết Giáp Thân, cũng đã vã mồ hôi anh ạ.”
Anh Việt cất tiếng cười phóng khoáng như gió rừng, tiếng cười  mà tôi  gặp nhiều ở cánh địa chất trong suốt thời gian làm báo đã nhiều lần đi với các anh. Ai đã một lần theo chân các nhà địa chất đi thăm dò khoáng sản, đêm đến ngủ lán giữa rừng sâu, có chút hơi men vào rồi đọc thơ cười vang rừng, thì nhận ra tiếng cười ở anh Việt. Đó là tiếng cười bật ra từ “dòng thơ địa chất” vừa tếu tếu, vừa lạc quan theo kiểu thơ Bút Tre, với những câu: “Ai lên tới chốn Mường Hun. Mà xem địa chất cưỡi hùm lên non. Khi về ngựa chạy lon ton. Hai tay nắm chặt hai hòn thạch anh”
Năm 1968, anh Việt vào học khoá 13 chuyên ngành Địa vật lý, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Năm 1973, anh tốt nghiệp thì được tổ chúc điều lên công tác tại mỏ Apatit Lào Cai. Năm 1975, anh được điều về Mỏ Pirít Phú Thọ, từ  ngày đầu Mỏ thành lập. Năm 1992, anh lên làm Phó giám đốc. Năm 1995, anh được đề bạt Giám đốc cho tới tháng 10 năm 2003 anh được cấp trên điều về làm Giám đốc Công ty Apatit Việt Nam. Anh tâm sự rằng, về lại Lào Cai là muốn cùng với các anh trong Ban giám đốc, các phòng ban chức năng, chung lưng đấu cật đưa Công ty phát triển toàn diện và bền vững. Nhiệm kỳ giám đốc này, anh muốn để lại một dấu ấn tốt đẹp trước lúc “ hạ sơn” về quê Hà Nam nghỉ hưu.Tôi nói với anh Việt là, năm 2003 khép lại với 3 ấn tượng: doanh thu, đường sắt, thuốc tuyển. Vậy sang năm 2004, vấn đề nổi cộm là cái gì? Anh Việt khẳng định với thế chủ động và tự tin:
-Thứ nhất, toàn bộ Công ty Apatit Việt Nam gồm 9 đơn vị thành viên sẽ chuyển thành Công ty TNHH một thành viên. Đây là mô hình chuyển từ Công ty Nhà nước sang Công ty TNHH một thành viên nhằm xoá bỏ bao cấp của Nhà nước. Công ty Apatit là công ty lớn của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, sự chuyển đổi này chưa hề có tiền lệ, nên phải có quyết tâm và can đảm lớn để hợp với xu thế hội nhập cùng phát triển hiện nay.
-Thứ hai, năm 2004 là năm đầu tiên của giai đoạn 2 đầu tư mở rộng khu mỏ, dự kiến 6 năm (2004-2010) với mục tiêu phải đạt 1,3 triệu tấn quặng/ năm, nghĩa là tăng gần gấp 2 lần so với hiện nay là 800.000 tấn/ năm .
-Thưa anh, vậy thì giai đoạn 1 và giai đoạn 2 khác nhau như thế nào
- Giai đoạn 1(1971-1995) chủ yếu do Liên Xô (cũ) và Nhà nước chỉ đạo, vốn do ngân sách Nhà nước cấp. Nhà máy tuyển ở Tằng Loỏng, tuyến đường sắt vận chuyển quặng, một số hạng mục công trình hiện nay đang khai thác, đó là kết quả Bạn giúp ta ở giai đoạn 1 trong điều kiện chiến tranh và mới lập lại hoà bình đầy rẫy khó khăn, thật đáng trân trọng nghĩa cử ấy. Còn sang giai đoạn 2 này, không đầu tư theo kiểu Nhà nước cấp phát như giai đoạn 1, nghĩa là cán bộ và công nhân viên chức của Công ty phải tự lo, tự đầu tư cho mình, tự tìm kiếm lấy nguồn vốn 900 tỷ đồng. Nói một cách hình tượng là bây giờ chúng tôi “đá hai chân”, một chân sản xuất kinh doanh, một chân tự mình đầu tư “được thì ăn, lỗ thì chịu”. Nhà nước chỉ cho cái đích: 1,3 triệu tấn quặng/ năm phục vụ cho nông nghiệp trong 10 năm tới. Vậy làm thế nào đạt được mục tiêu ấy, đó là chuyện của Công ty, Nhà nước không bao cấp nữa. Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ phát triển Công ty, có ý nghĩa chính trị. Có thể nói là “vắt chân lên cổ mà chạy” mới kịp thời gian, vì Nhà máy sản xuất phân bón Đình Vũ (Hải Phòng) là nhà máy sản xuất phân bón lớn nhất nước ta, được khởi công xây dựng giữa năm 2003, mà nguyên liệu lại do Apatit Lào Cai cung cấp.
- Anh cho biết giai đoạn đầu tư này tập trung vào những dự án nào?
- Xây dựng 2 nhà máy tuyển, một ở Cam Đường, công suất 100.000 tấn/năm, một ở bắc Nhạc Sơn công suất 350.000 tấn/năm. Mở rộng khai trường 20 -22,  làm đường sắt đôi từ Pom Hán đi Làng Vàng, đầu tư thiết bị khai thác vận tải, mở rộng khai thác Mỏ Cóc...khiêm tốn là 900 tỷ đồng. Đó là cái khó vì đồng vốn quá lớn. Cái khó thứ hai là vùng quặng giàu khai thác gần nửa thế kỷ đã gần cạn, nay phải khai thác chỗ quặng nghèo “ hết nạc vạc đến xương”. Cái khó thứ ba là hàng ngàn công nhân ở đây đã có 3 đời làm nghề mỏ thuần tuý, nên kinh tế khó khăn, không như ở vùng xuôi.
Tôi hỏi anh Việt là số tiền lớn như thế sẽ nhìn vào đâu? Anh Việt cho biết: đây là  khó khăn rất lớn của Công ty, vì nguồn vốn Công ty tự có rất hạn hẹp. Nếu vay được 400 tỷ theo chế độ ưu đãi thì còn khả dĩ. Nhưng còn 500 tỷ vay thương mại thì lãi suất khá nặng, được đồng lãi nào sẽ lo trả nợ Ngân hàng. Cái khó nhất đang nằm ở đây.
- Trên cương vị hiện nay, anh có đề đạt gì không?
- Tôi nghĩ rằng, mũi nhọn của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam là ngành phân bón, mà mũi nhọn của ngành phân bón lại là phân lân Apatít. Chỉ đơn cử 4 nhà máy chủ lực: phân bón Miền Nam, phân bón Lâm Thao, phân bón Văn Điển và phân bón Ninh Bình đều do Apatít Lào Cai cung cấp nguyên liệu. Tôi nghĩ có các nhà máy này mà giá phân bón cho nông nghiệp được bình ổn. Lấy ví dụ mặt hàng thuốc tuyển, khi chưa có VH-2000 thì Công ty phải mua thuốc tuyển ngoại đắt gấp nhiều lần. Nhờ có VH-2000 mà kéo được giá giảm xuống, có lợi cho Công ty nói riêng và toàn ngành Nông nghiệp nói chung, đó là nội lực của chúng ta. Vậy, Nhà nước nên coi Apatít nằm trong chương trình an ninh lương thực quốc gia để trong những điều kiện phát triển cụ thể, không nên đặt lợi nhuận lên tất cả. Có nghĩa là Apatít đứng sau Đình Vũ (một nhà máy sản xuất phân bón vì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực chứ không vì lợi nhuận) thì cũng được xem xét được hưởng một số cơ chế hỗ trợ như Đình Vũ. Đó cũng là nguyện vọng của tập thể 3500 cán bộ công nhân Apatít Lào Cai.
Anh Việt “ keng” với tôi chén rượu xuân nồng nàn hương vị của thứ rượu San Lùng được chưng cất từ mầm lúa nương ủ với mem lá ở độ cao 1500 mét, đặc sản của thôn San Lùng, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát. Thứ rượu trong vắt, rót có tăm, nhấp môi vào đã cảm thấy la đà cõi tiên cảnh. Anh vui vẻ nắm chặt tay tôi:
- Mai anh xuôi tàu, có viết báo thì nói hộ anh em chúng tôi với bạn đọc gần xa là anh em Apatít Lào Cai lúc nào cũng sẵn sàng, chỉ mong sự quan tâm của Nhà nước đặt đúng vị trí thì mục tiêu 1,3 triệu tấn quặng là điều trong tầm tay.

  • Tags: