Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực, nhằm nâng cao hiệu quả DNNN, để DNNN thực sự đóng vai trò chủ

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, DNNN cũng còn có những mặt hạn chế, yếu kém như: quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức còn bất hợp lý, sức cạnh tranh còn thấp, đầu tư đổi mới quy trình công nghệ chậm, trình độ công nghệ còn lạc hậu, công tác quản lý còn nhiều bất cập.

Vì vậy, Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN” nhằm khắc phục những mặt yếu kém, làm cho DNNN có cơ cấu hợp lý, hiệu quả và sức cạnh tranh cao.

Các DNNN trên địa bàn Hà Nội trong những năm  qua đã phát huy tốt vai trò tiên phong, góp phần quan trọng trong việc xây dựng kinh tế Thủ đô và đất nước. Tuy nhiên, trong tình hình mới, vẫn còn những doanh nghiệp chưa thích ứng được với cơ chế mới. Nguyên nhân có nhiều, song một trong những nguyên nhân cơ bản là các tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) chưa phát huy được hết vai trò lãnh đạo của mình. Nghị quyết Trung ương 3 của Đảng đã chỉ rõ: “Tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng tại DNNN còn chậm đổi mới”. Để các DNNN trên địa bàn Hà Nội nói chung và các DNNN thuộc ngành Công nghiệp nói riêng xứng đáng với vai trò, vị trí đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH Thủ đô và đất nước, việc đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng trong DNNN nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX và Quyết định 125/QĐ-TTg ngày 28/1/2003 của Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới các Tổng Công ty nhà nước và DNNN thuộc Bộ Công nghiệp là nhiệm vụ tất yếu và cấp thiết.

I. Thực trạng đổi mới về tổ chức nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong DNNN ở Hà Nội.

Năm 2003, nhìn chung, sản xuất công nghiệp của Đảng bộ khối Công nghiệp Hà Nội đạt kết quả cao, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều tăng so với năm 2002, đặc biệt giá trị SXCN và tổng doanh thu tăng trên 16%. Các đơn vị có mức tăng trưởng cao là: Công ty Điện lực 1, Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty Tư vấn xây dựng Điện 1, Công ty Dệt May Hà Nội, Công ty May 10, Công ty Dệt 8/3, Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác quốc tế, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, Công ty Điện tử Công nghiệp…

Đạt được những kết quả trên là nhờ hầu hết các cấp lãnh đạo, đặc biệt là ban lãnh đạo Đảng trong các DNNN đều quan tâm đến việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng. Theo báo cáo của Đảng uỷ khối Công nghiệp Hà Nội, năm 1999-2000, toàn Đảng bộ có 76,8% tổ chức Đảng đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”, 8 tổ chức Đảng được Thành uỷ Hà Nội khen, 55 tổ chức Đảng và 66 Đảng viên được Đảng bộ khối khen. Năm 2001, Đảng uỷ khối khen 116 tổ chức Đảng và 230 Bí thư, Phó bí thư Đảng bộ, Chi bộ. Năm 2002, Đảng uỷ khối khen 125 tổ chức Đảng và 248 Bí thư, Phó bí thư. Năm 2003, Đảng uỷ khối đã biểu dương, khen thưởng cho 124 tổ chức cơ sở Đảng, 248 Bí thư, Phó bí thư. Nhiều tổ chức Đảng đã xây dựng được quy chế hoạt động, trên cơ sở đó, thống nhất lãnh đạo toàn diện hoạt động của đơn vị. Quan hệ giữa cấp uỷ và ban giám đốc, giữa bí thư và giám đốc, lãnh đạo các đoàn thể quần chúng được củng cố theo hướng tăng cường quan hệ phối kết hợp. ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đảng viên và vai trò cấp uỷ trong doanh nghiệp được nâng cao. Công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp có chuyển biến tích cực. Năm 2001, Đảng uỷ Khối công nghiệp Hà Nội kết nạp được 827 Đảng viên, năm 2002 kết nạp được 903 Đảng viên, năm 2003 kết nạp được 844 Đảng viên. Về mô hình Tổ chức Đảng trong các DNNN ở Hà Nội cũng có nhiều đổi mới. Cụ thể:

a. Đảng bộ các cơ quan Tổng Công ty có 4 mô hình.

1. Đảng bộ cơ quan Tổng Công ty trực thuộc Đảng bộ cơ quan Bộ Công nghiệp. Đảng bộ cơ quan Bộ Công nghiệp trực thuộc Đảng uỷ khối kinh tế Trung ương.

2. Đảng bộ cơ quan Tổng Công ty trực thuộc Đảng bộ khối công nghiệp Hà Nội.

3. Đảng bộ cơ quan Tổng Công ty trực thuộc tỉnh uỷ.

4. Đảng bộ cơ quan Tổng Công ty trực thuộc Đảng uỷ khối kinh tế Trung ương.

b. Các tổ chức Đảng của các đơn vị: Có 2 mô hình.

1. Đảng bộ, chi bộ Tổng Công ty, Công ty, Viện, Trường trực thuộc Đảng bộ khối Công nghiệp Hà Nội.

2. Tổ chức cơ sở Đảng công ty trực thuộc Đảng bộ cơ quan Bộ công nghiệp.

c. Các tổ chức cơ sở Đảng xí nghiệp, có 2 mô hình:

1. Trực thuộc Đảng bộ Khối Công nghiệp Hà Nội.

2. Trực thuộc Đảng bộ Công ty.

d. Mô hình các Đảng bộ khối doanh nghiệp Hà Nội được hình thành năm 1993. Thực tế Đảng bộ Khối Công nghiệp Hà Nội cũng có 4 mô hình tổ chức Đảng trực thuộc:

1. Tổ chức Đảng cơ quan Tổng Công ty.

2. Tổ chức Đảng Tổng Công ty (mô hình công ty mẹ-con).

3. Tổ chức Đảng của các công ty.

4. Tổ chức Đảng là thành viên của Công ty (xí nghiệp, chi nhánh).

Từ thực tiễn mô hình tổ chức Đảng của các DNNN thuộc ngành Công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho thấy, mô hình tổ chức Đảng chưa có sự thống nhất về tổ chức, còn có sự chồng chéo. Hệ thống Đảng như hiện nay đã tạo ra những “khoảng trống” và không đồng bộ với hệ thống tổ chức quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên. Quan hệ giữa Đảng bộ khối Công nghiệp Hà Nội với cấp trên là Thành uỷ Hà Nội và Ban Cán sự Bộ Công nghiệp chưa có quy chế, quy định rõ ràng.

II. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong DNNN.

Trong phạm vi một doanh nghiệp, việc đổi mới, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng nhất thiết phải phù hợp đặc điểm tổ chức quản lý của doanh nghiệp, tạo nên sự thống nhất trong lãnh đạo. Để nâng cao vai trò của Đảng trong DNNN, cần thiết phải tiến hành một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về trị trí, tầm quan trọng của Tổ chức Đảng trong DNNN, yêu cầu đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng.

2. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, xuất phát từ điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động của tổ chức Đảng.

Mục tiêu của việc xây dựng quy chế là tạo ra sự đảm bảo về mặt pháp lý cho những quan hệ đồng thuận và hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp của các thành tố trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Đặc biệt, quy chế tạo điều kiện cho quan hệ phối, kết hợp giữa cấp uỷ và ban lãnh đạo vì mục tiêu chung, khắc phục được sự “lấn át” hoặc “bao biện”, “buông lỏng”.

Ngoài việc xây dựng quy chế, một điều quan trọng nữa là tổ chức thực hiện quy chế. Bởi vậy, để quy chế được hiện thực hóa một cách sinh động trong cuộc sống, cần thiết phải quy chế hóa cả chế độ sinh hoạt và chế độ kiểm tra thực hiện quy chế.

3. Mở rộng dân chủ, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng uỷ, Chi uỷ, Chi bộ.

Sinh hoạt Đảng uỷ, Chi uỷ, Chi bộ là hình thức biện pháp tổ chức, tư tưởng cơ bản chi phối trực tiếp đến chất lượng lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và của mỗi Đảng viên. Mở rộng dân chủ, thực hiện nghiêm túc và nâng cao chất lượng phê bình và tự phê bình, trước hết trong cấp uỷ, cần khắc phục tình trạng hình thức chiếu lệ, chỉ phê bình mà không tự phê bình hoặc chỉ tự phê bình và phê bình mà không sửa chữa khuyết điểm.

4. Tạo bước chuyển biến quan trọng về công tác cán bộ và quản lý, phát triển Đảng viên.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới công tác cán bộ. Người khẳng định “Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong, mọi việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trước mắt, công tác cán bộ cần đổi mới nhận thức về phương thức tiến hành, từ việc đánh giá, quy hoạch đào tạo, quản lý, vấn đề trẻ hóa cán bộ, chính sách, chế độ đối với cán bộ.

5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng.

Trong công tác xây dựng Đảng, cần quán triệt nguyên tắc “Không có kiểm tra coi như không có lãnh đạo”.

Nét đặc thù của công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng là: cán bộ Đảng viên và tổ chức Đảng khi được kiểm tra thì vừa là đối tượng, vừa là chủ thể kiểm tra. Công tác kiểm tra và tự kiểm tra gắn quyện vào nhau. Nguyên tắc tập trung dân chủ vừa là nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, vừa là nguyên tắc của công tác kiểm tra Đảng và kỷ luật đảng vừa nghiêm minh vừa tự giác.

6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng cấp trên đối với tổ chức Đảng trong DNNN.

Một trong những thành công của Đảng uỷ khối Công nghiệp Hà Nội là hướng về cơ sở để góp phần tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất - kinh doanh, qua đó củng cố, kiện toàn các tổ chức Đảng.

Năm 2003, mặc dù tình hình chính trị, kinh tế, xã hội quốc tế có nhiều biến động phức tạp. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo và Ban Cán sự Đảng bộ Công nghiệp, Thành uỷ Hà Nội, cùng với sự năng động, sáng tạo của các cấp uỷ Đảng cơ sở, sự đồng thuận nhất trí của cán bộ, Đảng viên, công nhân viên, nên các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo đều có bước phát triển đáng khích lệ, các đơn vị giữ vững bước tăng trưởng cao; đời sống cán bộ, công nhân viên được cải thiện, góp phần quan trọng vào những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô và đất nước./.

 

Công ty Rượu Bình Tây: Xuất khẩu hơn 3 triệu lít cồn

Năm 2003, Công ty Rượu Bình Tây là một trong số vài đơn vị có mức tăng trưởng cao của Tổng công ty Bia-Rượu – NGK Sài Gòn. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 51,9 tỷ, tăng 7,68% so với năm 2002; Tổng doanh thu tiêu thụ đạt 71,5 tỷ, tăng 18,57% so với năm 2002. Năm nay, thắng lợi của Rượu Bình Tây là xuất khẩu trên 3 triệu lít cồn, tăng 38,54% so năm 2002. Tháng 9/2003, Công ty là doanh nghiệp duy nhất của ngành thực phẩm, đồ uống được Bộ Thương mại tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất khẩu xuất sắc.

Hiện nay, Công ty đang khẩn trương triển khai việc di dời khu vực sản xuất ra khỏi địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tới KCN Tân Đồng Hiệp (Bình Dương). Ngoài việc xây dựng một nhà máy mới, Công ty sẽ đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại cho sản xuất cồn, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu ngày càng tăng./

  • Tags: