Công nghiệp Vĩnh Long: Thành tựu và phát triển

Năm 2003, việc đổi mới phương thức quản lý cải cách hành chính, trực tiếp giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp, các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế củ

Năm 2003, trị giá sản xuất công nghiệp của Vĩnh Long thực hiện được 1.359 tỷ 162 triệu đồng, đạt 106% so với kế hoạch năm, tăng 15,76% so với cùng kỳ năm 2002.
Kinh tế quốc doanh đạt 483 tỷ 038 triệu đồng, so với kế hoạch năm đạt 100,42%, tăng 12,52% so với năm 2002. Kinh tế ngoài quốc doanh đạt 808 tỷ 870 triệu đồng, so với kế hoạch năm đạt 110,20%, tăng 13,25% so với năm 2002. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 66 tỷ 254 triệu, so với kế hoạch năm đạt 110,42%, tăng 221,24% so với năm 2002.
Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực kinh tế nhà nước tiếp tục tăng trưởng mạnh. Hầu hết các doanh nghiệp ổn định được mức sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã chủ động được nguồn hàng, thị trường, nhất là chủ động được mức sản xuất nguyên liệu như: Xí nghiệp Chế biến thủy sản, Công ty Dược và Vật tư y tế, Nhà máy Cơ khí Cửu Long, Công ty Liên doanh VIKIMCO, Nhà máy Thuốc lá Cửu Long, Công ty TNHH Nam Hưng.
Quá trình hoạt động cho thấy, giữa các khu vực kinh tế đã có sự tăng trưởng đồng đều. Công tác khuyến công đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trên toàn Tỉnh tham gia sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề. Các huyện Long Hồ, Măng Thít và thị xã Vĩnh Long có mức tăng trưởng khá. Các ngành được tập trung sản xuất ở các huyện như: gốm mỹ nghệ, gạch ngói, chiếu thảm xuất khẩu, chế biến lương thực thực phẩm xuất khẩu, cơ khí sửa chữa và đóng mới tầu thuyền xà lan, lắp ráp nhà tiền chế. Công ty TNHH, Công ty cổ phần không ngừng tăng lên, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đến cuối năm 2003, tổng số đơn vị sản xuất công nghiệp là 6.200 đơn vị, tăng 128 đơn vị so với năm 2002. Tổng số lao động khoảng 42.830 tăng 616 lao động so với năm 2002.
Trong cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các doanh nghiệp đã và đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm, cạnh tranh về chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
Với những thành tựu đã đạt được và những bài học kinh nghiệm, ngành Công nghiệp Vĩnh Long đề ra phương hướng chung cho thực hiện mục tiêu kế hoạch cho năm 2004 là tận dụng mọi cơ hội để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, cùng với các điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ, tạo thuận lợi thông thoáng cho các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế; Tận dụng nguồn nguyên liệu, tài nguyên tại chỗ, các yếu tố liên quan mà Tỉnh có thế mạnh, để sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp; Tiếp tục kêu gọi khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp; Khẩn trương hoàn thành cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp như: giao thông, điện nước, bưu điện, tạo điều kiện cho các dự án sớm đi vào hoạt động; Nhanh chóng ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ, các đề tài đã được nghiệm thu, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh để đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế khu vực, kinh tế quốc tế; Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Công nghiệp theo hướng Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VII đề ra; Tạo điều kiện cho các dự án đầu tư sớm được hoàn thành đi vào hoạt động. Nâng cao giá trị và năng lực sản xuất, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng toàn ngành theo hướng tích cực nhất.

  • Tags: