Làm thế nào để hợp tác cùng nhau?

ở nước ta, trong những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học, nhìn chung đã mang lại những hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội hết sức to lớn, góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Song, nếu

 Có một thực tế dễ nhận thấy và đáng buồn là hiện nay, nhiều Viện nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đang bị “đói”. Vấn đề là các nhà khoa học muốn xin đề tài của Bộ Khoa học Công nghệ thì nhiều mà tìm kiếm đề tài từ chính các cơ sở, doanh nghiệp thì ít. Như vậy, 2 nhà khoa học và nhà sản xuất chưa gặp nhau ở một điểm; Tuy hiện nay, đã có sự liên kết nhưng chưa tương xứng. Các nhà sản xuất chưa khai thác hết tiềm năng của các nhà khoa học.
 Bây giờ “trâu chậm” thì không có nước để uống, nói gì đến “nước đục”. Nếu các doanh nghiệp không coi trọng khoa học công nghệ, không theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ để ứng dụng sản xuất thì chắc chắn doanh nghiệp đó trước sau cũng không tồn tại được trong cơ chế thị trường, nhất là thời điểm nhạy cảm khi nước ta thực hiện AFTA.
 Có một điều may mắn và đáng tự hào là trong những năm qua, việc áp dụng các Bằng độc quyền sáng chế, Độc quyền giải pháp hữu ích vào thực tế sản xuất của Công ty,nên công ty Phân lân nung chảy Văn Điển đã giải quyết được các khó khăn để tiếp tục phát triển.   
 Một trong những biện pháp chiến lược của Công ty Phân lân Nung chảy Văn Điển để gắn kết khoa học công nghệ với thực tiễn sản xuất là thực hiện luân chuyển cán bộ. Về vấn đề này, đã được đưa vào nghị quyết Đại hội Công ty... nghĩa là có sự luân chuyển giữa các Phòng ban với nhau... Ngược lại, người phụ trách công tác thị trường cũng không thể chỉ biết về giá cả. “Sâu một mặt và biết nhiều mặt” là quan điểm và yêu cầu đối với cán bộ, nhân viên Công ty Phân lân Nung chảy Văn Điển.

 TS. Lê Kim Diên - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Công ty Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP)
 Nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ thực tế cuộc sống.
 
Để nghiên cứu khoa học mang lại hiệu quả và các đề tài có tính ứng dụng cao, hay nói cách khác là để nhà sản xuất và nhà khoa học tìm được tiếng nói chung, theo tôi, với tư cách là một người trực tiếp làm công tác nghiên cứu, đề tài cần đáp ứng những yêu cầu sau:
 Nhất thiết phải xuất phát từ thực tế đời sống (hoặc theo đơn đặt hàng của nhà sản xuất).
 Cần có sự tham gia ý kiến của nhà sản xuất cũng như người sử dụng sản phẩm (nhất là khi sản phẩm đang được sản xuất thử nghiệm).
 Phải nắm bắt được nhu cầu trong tương lai của thị trường (nhằm tiến hành nghiên cứu đầu ra cho sản phẩm kịp thời).
 Đồng thời, bên cạnh những yếu tố trên, các nhà khoa học luôn luôn phải biết học hỏi, sáng tạo, biết kết hợp giữa nghiên cứu của mình với những kết quả, thành tựu của nền khoa học thế giới.
 Đây cũng chính là phương châm hoạt động khoa học của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Công ty phát triển nói riêng và Công ty phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) nói chung. Nhờ thực hiện tốt nguyên tắc “3 điểm” đã đề ra, trong thời gian qua, có thể nói tất cả nhũng công trình, đề tài của Trung tâm sau khi đánh giá nghiệm thu đều được đưa ngay vào sản xuất với sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt nam, giá thành rẻ, đạt hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ như các đề tài: Dầu nhũ thuỷ lực, cột chống lò phục vụ ngành than, mỡ chuyên dụng, chất làm mát động cơ...   

 Ông Nguyễn Ngọc Việt, Giám đốc Công ty  Cổ phần Phát triển công nghệ xanh - Greentec:
 Thu hút nhân tài là “chìa khoá” để phát triển.
 
Là doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng khoa học, một trong những ưu tiên hàng đầu của Công ty Cổ phần phát triển công nghệ xanh - Greentech là thu hút nhân tài, đặc biệt đối với những nhà khoa học giàu kinh nghiệm từ các viện nghiên cứu, đơn vị khác đã nghỉ hưu. Bởi đơn giản theo cách nghĩ của chúng tôi, đó là nguồn vốn lớn nhất mà Công ty có được. Có trong danh sách của mình nguồn chất xám này, cũng đồng nghĩa là chúng tôi đang sở hữu những tiềm năng sáng tạo và khối lượng đồ sộ các đề tài khoa học. Còn đối với sự liên kết giữa khoa học và doanh nghiệp, để tìm được tiếng nói chung, tôi cho rằng, yếu tố quan trọng nhất chính là thực tế. Đề tài nghiên cứu phải lấy trong thực tế, nhu cầu thực tế, như các sản phẩm thị trường khác. Có cầu thì mới có cung. Và đề tài khoa học cũng vậy, phải biết đến nhu cầu và thị hiếu của thị trường để nghiên cứu. Tất nhiên, nhu cầu nói ở đây không chỉ ở hiện tại, phải tính đến lâu dài, ví như thế giới hiện nay, các nhà nghiên cứu đang cố tìm sản phẩm thay thế dầu lửa, trong khi đó, vẫn song song hoạt động công tác nghiên cứu, khai thác nguồn tài nguyên này.

Ông Trương Duy Nghĩa - Phó Chủ tịch, Tổngthư ký hội
Nhiệt ViệtNam 
 
Những Nhà Khoa học tâm huyết rất thích cách nói của Bác Hồ trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” của Người “ Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn).Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên”. Bản thân những người làm công tác khoa học công nghệ phải tìm ra “cái đích” để “bắn” như lời Bác dạy, tức là chọn đúng vấn đề mấu chốt mà xã hội cần, cơ sở sản xuất đang mong đợi.
 Vừa qua, Hội KHKT Nhiệt chúng tôi Phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh thuộc trường ĐH Bách Khoa đã chọn được “cái đích” là Dự án “ Xây dựng mô hình trình diễn lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao” do Quỹ môi trường toàn cầu tài trợ. Dự án tuy nhỏ, chỉ hơn 4 triệu đồng, song tác dụng của nó thì thật lớn. Chưa đầy 2 năm để hoàn thành việc thiết kế và xây dựng 6 lò gạch trình diễn tại 4 Xã của Tỉnh Hưng Yên. Dự án đã đưa vào Việt Nam những lò gạch cải tiến đầu tiên có thể sản xuất liên tục suốt ngày đêm giống như nguyên lý của lò tuynen, song hầu như không dùng đến điện), định kỳ cứ khoảng 9 phút lại cho ra những mẻ gạch thành phẩm chất lượng tốt hơn hẳn lò gạch thủ công truyền thống, giảm được một nửa lượng than tiêu thụ, do đó giảm hẳn ô nhiễm môi trường; giá thành sản phẩm cũng giảm được từ 10-20%. Sức hấp dẫn của Dự án đã được nhiều cơ sở gạch thủ công Miền Bắc đến phía Nam, nghiên cứu áp dụng có kết quả. Điều đặc biệt là trước khi có dự án này, Chính phủ đã có quyết định đến trước năm 2003 , phải xoá bỏ việc  sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công ở vùng ven các đô thị ...thì đây là một mô hình phù hợp để thực hiện đúng lời Bác Hồ dạy, và đúng với đường lối của Đảng là “...Đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với các ngành mũi nhọn, đồng thời lựa chọ các công nghệ thích hợp, không gây ô nhiễm và khai thác được lợi thế lao động...”như văn kiện Đại hội IX của Đảng  đã nêu.

  • Tags: