Kinh nghiệm của Điện Quang

Để có thể hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong những năm qua, Công ty Bóng đèn Điện Quang đã xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt chú trọng đến đầu tư đổi mới công nghệ, nâ

Từ định hướng này, Điện Quang đã tập trung toàn lực đưa tốc độ tăng trưởng của Công ty lên bình quân 25-30%/năm. Từ chỗ chỉ sản xuất hai mặt hàng là đèn huỳnh quang và bóng đèn tròn, đến nay, Điện Quang đã có rất nhiều chủng loại sản phẩm mới như đèn cao áp, ballast, đèn compact, đèn tiết kiệm điện, ổ cắm điện, phích cắm điện, ống thủy tinh kiềm...

Có được những thành công đó là do Công ty đã có chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm từ những năm 90 của thế kỷ XX với tổng vốn đầu tư của Công ty từ năm 1992 đến năm 2002 đã đạt hơn 200 tỉ đồng, phục vụ cho việc lắp đặt các dây chuyền công nghệ sau:

 

TT

Thời gian

Hạng mục đầu tư

1

1992

Dây chuyền 2 sản xuất đèn huỳnh quang công suất 1.000 sp/giờ

2

1997

Dây chuyền 3 sản xuất đèn huỳnh quang công suất 600 sp/giờ

3

1998

Dây chuyền sản xuất đèn tròn

4

1999

Dây chuyền sản xuất ballast điện từ

5

2000

Dây chuyền 4 sản xuất đèn huỳnh quang công suất 1.150 sp/giờ

6

2000-2001

Lò thủy tinh 24 tấn

7

2001

Dây chuyền sản xuất đèn compact

8

2002

Dây chuyền máy ép nhựa

Dây chuyền sản xuất ballast điện tử

Dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang loại T5

Không chỉ dừng lại ở đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất để tạo thế mạnh cạnh tranh, Điện Quang còn rất chú trọng tới việc xây dựng, phát triển thị trường tiêu thụ để đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Từ chỗ thị trường tiêu thụ chỉ giới hạn ở khu vực phía Nam, đến nay Điện Quang đã phát triển hơn 1.000 đại lý trên cả nước, thiết lập hệ thống phân phối, đem sản phẩm Điện Quang đến với người tiêu dùng khắp cả nước và vươn ra chiếm lĩnh thị trường một số nước trong khu vực Đông Nam á. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát hiệu quả quá trình hoạt động, từng bước chuyên môn hóa hoạt động quản lý theo xu thế quốc tế. Năm 1998, Công ty bắt đầu thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Tháng 9/2000, 3 tổ chức quốc tế đã cùng lúc cấp chứng nhận các sản phẩm của Điện Quang đã đạt tiêu chuẩn này. Sau đó, Công ty tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi theo phiên bản mới và đến tháng 9/2002 thì hoàn thành và được tập đoàn TUV cấp chứng chỉ ISO 9001 phiên bản 2000, hoàn thiện quá trình quản lý chất lượng từ khâu thiết kế sản xuất đến khâu cuối cùng là dịch vụ sau bán hàng cho khách hàng.

Với những kết quả đạt được từ sự đúng đắn trong định hướng đầu tư, đến nay, Điện Quang đã gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị trí của Điện Quang trên thương trường. Có thể nêu một số giải pháp cụ thể mà Điện Quang đã áp dụng như sau:

1. Đã xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh, trong đó chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển ngành hàng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng phù hợp với triết lý kinh doanh của Điện Quang là “ở đâu có điện, ở đó có Điện Quang”. Sản phẩm Điện Quang nhanh chóng trở thành người bạn tin cậy, vật dụng không thể thiếu của hàng triệu hộ gia đình tại 61 tỉnh thành trong cả nước.

2. Đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất bóng đèn, chủ động cao trong hoạt động sản xuất từ khâu nguyên liệu thô đến khâu tiêu thụ, dịch vụ sau bán hàng cho người tiêu dùng. Không chỉ chủ động trong sản xuất từ khâu nấu luyện thủy tinh đến sản phẩm hoàn chỉnh, Điện Quang còn tự hào bởi các thế hệ đèn tiết kiệm điện M26, đèn compact, đèn cao áp, đèn T5 (M16) đầu tiên trên thị trường Việt Nam là sản phẩm của Điện Quang. Vừa chủ động sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường, Điện Quang vừa tạo thêm nguồn thu từ việc tiêu thụ, xuất khẩu các bán thành phẩm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

3. Xuất phát từ sự đòi hỏi cao về chất lượng trong sản xuất, Điện Quang không ngừng tổ chức lại sản xuất, thực hiện giảm tiêu hao nguyên, vật liệu; khuyến khích áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật (từ năm 1996 đến 2002 có hơn 270 sáng kiến được thực hiện) làm lợi hàng trăm triệu đồng cho Công ty. Các cán bộ, công nhân kỹ thuật tại các phân xưởng sản xuất vừa được huấn luyện, đào tạo nội bộ, vừa được cử ra nước ngoài đào tạo để có tay nghề cao. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật ở 3 nhà máy của Điện Quang đã làm chủ được công nghệ sản xuất, các dự án đầu tư mới không phải tốn chi phí cho việc mua công nghệ từ nước ngoài, mà sản phẩm vẫn đảm bảo được các yêu cầu cao về kỹ thuật, thông số chất lượng sản phẩm.

4. Điện Quang cũng đã có sự đầu tư thích đáng về đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, dịch vụ sau bán hàng. Trên 90% cán bộ quản lý của Điện Quang có trình độ đại học trở lên, giàu về kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn và đang hoạt động rất có hiệu quả. Đây là yếu tố thành công trong chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện Quang. Hàng năm, Điện Quang đều cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành; khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên xây dựng mục tiêu tự đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của mình.

5. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ cả trong sản xuất lẫn trong phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Có chính sách xây dựng, quảng bá thương hiệu Điện Quang, đảm bảo hoạt động dịch vụ sau bán hàng tốt, tạo sự trung thành của khách hàng đối với Công ty.

6. Để chuẩn bị cho hội nhập, phát triển, mở rộng thị trường nước ngoài, bước đầu Điện Quang đẩy mạnh xuất khẩu ra các nước trong khu vực, tạo được nhu cầu và sự tin tưởng về sản phẩm Điện Quang. Từ chỗ giá trị xuất khẩu năm 1997 là 67.000 USD, năm 2002, Điện Quang đã đạt tổng giá trị xuất khẩu hơn 1,231 triệu USD.

Trên đây chỉ là những kết quả bước đầu, sau 10 năm đổi mới, nhưng đó là nền tảng để Điện Quang phát triển vững chắc, nâng cao khả năng cạnh tranh, chuẩn bị sẵn sàng tham gia vào hội nhập kinh tế khu vực nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, khi bước vào những “cuộc chơi” mới của nền kinh tế khu vực và thế giới, trước những thách thức cũng như những cơ hội khi Việt Nam tham gia AFTA và chuẩn bị gia nhập tổ chức thương quốc tế (WTO) thì Điện Quang cần phải có những chuẩn bị sâu hơn, tập trung vào những định hướng sau:

- Tập trung ổn định, phát triển vững chắc thị trường tiêu thụ trong nước. Xây dựng thị trường nội địa là “căn cứ địa” vững chắc cho sự phát triển và hội nhập cả về tiềm lực kinh tế và lợi thế cạnh tranh. Cụ thể là không ngừng hoàn thiện hệ thống phân phối, giữ vững thế mạnh thương hiệu, thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các chính sách phù hợp.

- Tập trung khai thác hiệu quả, triệt để công nghệ, năng lực sản xuất bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tận dụng lợi thế chủ động trong đầu tư, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm chuyên ngành và các sản phẩm có liên quan.

- Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất khẩu, xúc tiến thương mại. Tập trung xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế cho sản phẩm...

Với thực trạng hiện nay, về quản lý vĩ mô vẫn còn một số bất cập cần được tháo gỡ, nhằm tạo động lực khách quan nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị trường trong nước cũng như quốc tế. Đặc biệt là các chi phí, lệ phí công cộng, phục vụ quản lý hành chính còn quá cao đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Do chủ động trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm của Điện Quang vẫn có sức cạnh tranh tốt về giá bán nhưng khi cộng thêm các khoản chi phí, lệ phí khác trong quá trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm như kho bãi, vận chuyển, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa... đã vô hình chung đẩy giá sản phẩm lên cao, giảm sức cạnh tranh về giá khi tiêu thụ. Khắc phục được những hạn chế này, sẽ tạo động lực rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là Điện Quang trong sự phát triển chung của nền kinh tế./.

  • Tags: