10 sự kiện nổi bật ngành công nghiệp năm2003

1. Sau hai năm rưỡi thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm giai đoạn 2001- 2005, giá trị SXCN đạt mức cao nhất từ trước tới nay, (trên 302 ngàn tỷ đồng), tăng 16% so với năm 2002, góp phầ

Đặc biệt, sau nhiều năm, giá trị tăng thêm trong ngành Công nghiệp đạt mức 10,5% (cao nhất từ trước tới nay, tăng 0,5% so với chỉ tiêu mà Quốc hội thông qua), . Điều này không những phản ánh tình hình sản xuất và kinh doanh của Ngành ngày càng có hiệu quả, mà còn cho thấy sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất, ngày càng giảm.
2. Năm đầu tiên thực hiện Quyết định 125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp, đổi mới Tcty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp giai đoạn 2003- 2004, Bộ Công nghiệp đã xác định xong giá trị doanh nghiệp cho 101 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, đã phê duyệt chuyển đổi 90 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp thành công ty cổ phần, đạt 89% kế hoạch, tăng 10 lần so với năm 2002 và 2 lần so với giai đoạn 1993-2002. Với kết quả này, Bộ Công nghiệp đã được Chính phủ đánh giá là một trong những Bộ có tiến trình cổ phần hoá nhanh nhất hiện nay.
3. Đến ngày 21/11/2003, ngành Than đã sản xuất được 16 triệu tấn than thương phẩm, hoàn thành chỉ tiêu về sản xuất trước hai năm so với kế hoạch mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra, trở thành đơn vị đầu tiên trong cả nước hoàn thành kế hoạch 5 năm 2001- 2005.
4. Ngày 28 tháng 5 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55 NĐ/CP quy định chức năng quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý chuẩn mực, quy định một cách rõ ràng chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp. Theo đó, bên cạnh những vụ, viện như trước đây, hiện nay, Bộ còn có thêm 04 vụ và cục mới, bao gồm: các Vụ Năng lượng và Dầu khí, Cơ khí- Luyện kim và Hoá chất, Công nghiệp tiêu dùng và Thực phẩm, Cục Công nghiệp địa phương.
5. Đại hội Công đoàn ngành Công nghiệp Việt Nam lần thứ IX thành công tốt đẹp. Với phương châm: Đổi mới, trí tuệ và dân chủ, Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ hoạt động trong 5 năm tới, nhằm động viên giai cấp công nhân và các tổ chức công đoàn hăng hái thi đua lao động, sản xuất, góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, vững bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội”.
6. Luật Điện đang trong quá trình soạn thảo trước khi trình quốc Hội thông qua. Đây không chỉ là một trong những cố gắng lớn của Bộ Công nghiệp, mà còn là minh chứng cho tính cương quyết trong việc loại bỏ dần kinh doanh độc quyền trong lĩnh vực này, một vấn đề đang được xã hội quan tâm; đồng thời, góp phần làm giảm các khoản chi phí đầu vào, vốn đang đè nặng lên vai các doanh nghiệp để thúc đẩy cạnh tranh.
Với phương châm “Bỏ dần độc quyền”, trong năm qua, trên khắp mọi miền đất nước, đã có nhiều nhà máy điện do các doanh nghiệp ngoài ngành tham gia xây dựng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Điện Việt Nam.
7. Tuy phải thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan CEPT để thực hiện AFTA đối với trên 700 dòng thuế (trong đó, các sản phẩm ngành Công nghiệp chiếm chủ yếu) và ảnh hưởng cuộc chiến I-Rắc, nhưng tốc độ tăng trưởng của một số ngành hàng trọng điểm như Dệt- May, Điện tử dân dụng, Hương liệu- Mỹ phẩm, Sữa... vẫn đạt mức tăng trưởng khá, khác xa so với những dự đoán ban đầu về sự tụt dốc của những ngành này. Điều đó chứng tỏ, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp đã được cải thiện.
8. Nhiều đề tài và dự án khoa học công nghệ cấp bộ và cấp nhà nước đã được ứng dụng vào sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao, như các công trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thủy điện nhỏ, cung cấp năng lượng phục vụ phát triển nông thôn miền núi, áp dụng dàn chống thủy lực trong khai thác than hầm lò... Trong 3 năm 2001- 2003, các tổ chức KH & CN của Bộ đã chủ trì 42 đề tài và 9 dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước, 200 đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
9. Từ vụ thắng kiện trong việc Hiệp hội Giày dép Canađa kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá trên thị trường nước này, đã không những khẳng định Việt Nam có nền kinh tế thị trường, mà còn thể hiện khả năng sẵn sàng ứng phó của các doanh nghiệp Việt Nam trong cạnh tranh và buôn bán quốc tế.
10. Bộ Công nghiệp lần đầu tiên đã tổ chức thành công Hội nghị Chế biến nông sản, với thành phần tham gia của nhiều Bộ, Ngành và doanh nghiệp... để phân tích những thế mạnh và những hạn chế, nhằm rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng phát triển của Ngành. Kết quả của Hội nghị đã được thể hiện bằng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp chế biến. Đây được đánh giá là kim chỉ nam cho hoạt động của các doanh nghiệp trong thời gian tới.

  • Tags: