Tính đến hết năm 2002, ấn Độ có 14 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn hơn 350 triệu USD, chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như thăm dò và khai thác dầu khí, giống cây trồng, chế biến nông-lâm sản, chế tạo thiết bị điện, sản xuất tân dược và một số dự án nhỏ về công nghệ thông tin. Hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí tại Nam Côn Sơn là dự án lớn nhất và có hiệu quả nhất với tổng vốn đầu tư của ấn Độ khoảng 300 triệu USD. Một số công ty ấn Độ như KCP, Rajishreer, Nagarjuna đã xây dựng nhà máy đường với 100% vốn tại các tỉnh Long An, Phú Yên, Trà Vinh. Hiện tại, ấn Độ đang tiếp tục tìm kiếm khả năng liên doanh trong các lĩnh vực: Khai khoáng, bảo dưỡng đầu máy xe lửa, công nghệ tin học và phần mềm máy tính, cung cấp dịch vụ tư vấn cho các dự án xây dựng bằng vốn nước ngoài tại Việt Nam. ấn Độ là nước có thế mạnh và là nước xuất khẩu phần mềm lớn nhất thế giới với đội ngũ chuyên gia đông đảo và có trình độ cao. Với sự giúp đỡ của ấn Độ, Việt Nam đã lập Văn phòng Công ty FPT tại TP. Bangalore (ấn Độ), nhằm triển khai hợp tác giữa hai nước về phần mềm tin học.
Mặc dù là nước đông dân (hơn 1 tỷ người), với GDP đạt trên 400 tỷ USD, là một cường quốc khoa học, song trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước, nhất là tiềm năng của ấn Độ. Một trong những nguyên nhân này là: Việt Nam và ấn Độ đều là các nước đang phát triển, cần vốn, thị trường, khoa học-công nghệ cao, các doanh nghiệp hai nước do ít gặp gỡ, trao đổi, nên chưa hiểu thị trường, tiềm năng của nhau. Đặc biệt là Việt Nam không thấy hết tiềm năng và thế mạnh của thị trường ấn Độ.
Để các mặt hàng của Việt Nam thâm nhập vào thị trường ấn Độ, nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, ông S.K.Mandal, Tổng lãnh sự quán ấn Độ tại TP.Hồ chí Minh cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may, mỹ phẩm, du lịch...đều có cơ hội khai thác thị trường ấn Độ. Đối với ngành công nghiệp dệt và may mặc, các doanh nghiệp Việt Nam có thể mua phụ liệu của ấn Độ với giá rẻ để phục vụ cho sản xuất trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp hai nước có thể hợp tác xây dựng các cơ sở sản xuất hàng may mặc. Trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy, ấn Độ là một nước có nền công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô khá phát triển, nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực này để đẩy mạnh hoạt động sản xuất phụ tùng, phục vụ cho sản xuất trong nước. Với ngành công nghiệp mỹ phẩm, ấn Độ là một thị trường rất rộng mở cho các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam tham gia vào cả hai lĩnh vực đầu tư và thương mại. Với ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng hợp tác với các doanh nghiệp ấn Độ trong lĩnh vực trồng và chế biến chè, một mặt hàng nông sản cũng là thế mạnh của hai nước. Đối với ngành công nghiệp da giầy, hai nước có thể nghiên cứu việc mua nguyên vật liệu chất lượng cao để sản xuất phục vụ xuất khẩu hoặc hợp tác để cùng xuất khẩu sang nước thứ ba v.v...
Có thể khẳng định, với nhiều tiềm năng của thị trường ấn Độ, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường này.
Ấn Độ - Thị trường tiềm năng cho các mặt hàng Việt Nam
TCCT
Việt Nam và ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7/1/1972. Từ đó tới nay, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước luôn được củng cố và phát triển
Về quan hệ kinh tế, thương mại: Nă