Việt Nam – Ucraina: Tăng cường hợp tác đầu tư – thương mại

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, mối quan hệ giữa Ucraina và Việt Nam đã tiến triển hết sức tốt đẹp bởi nó dựa trên mối quan hệ hữu nghị truyền thống đã có từ lâu đời. Đặc biệt trong quan



Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Ucraina do Chủ tịch Quốc hội Lytvyn Volodymyr dẫn đầu đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 5-8/12/1010.

Tiếp Chủ tịch Quốc hội Ucraina Lytvyn Volodymyr, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định chuyến thăm là dấu ấn quan trọng cho tương lai phát triển của quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Ucraina.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh Việt Nam coi trọng đẩy mạnh hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, công nghệ cao, giáo dục đào tạo…; đồng thời mong muốn Ucraina chia sẻ kinh nghiệm phát triển. Việt Nam luôn mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn, công ty của Ucraina sang tìm kiếm, khai thác khả năng đầu tư, hợp tác kinh tế.

Theo số liệu của Cục Hải quan nhà nước Ucraina, năm 2008 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ucraina đạt 339,2 triệu USD. Năm 2009, tuy chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, kim ngạch thương mại hai nước vẫn tăng lên 360,6 triệu USD. Đây là bằng chứng cho thấy tiềm năng hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Ucraina còn rất lớn và cần khai thác hết.

Một số mặt hàng Việt Nam có thể xuất khẩu sang Ucraina:

Thủy sản: Thị trường Ucraina đang được coi là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu thủy sản chất lượng cao do nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm ngày càng tăng và thuế nhập khẩu thấp. Chỉ trong một thời gian ngắn thị trường Ucraina đã chuyển từ “thị trường cá trích” sang thị trường nhập khẩu tất cả các loại thủy sản. Hiện nay, 75% thủy sản nhập khẩu của nước này là cá trích, cá thu, cá ốt và cá sác-đin, 15% là cá minh thái và các loại cá tuyết, 10% còn lại là các loại cá hồi, cá tầm và trứng cá. Ucraina là thị trường tiềm năng tiêu thụ cá tra, basa của Việt Nam.

Dệt may: Tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Ucraina là khá lớn, bởi thị trường này không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm và nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường này khá tương đồng với thị trường Nga. Các doanh nghiệp cần nắm bắt những cơ hội để có thể mở rộng chủng loại mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này.

Dược phẩm: Thị trường Ucraina cũng là thị trường rất tiềm năng đối với các mặt hàng dược phẩm của Việt Nam như “Thập toàn đại bổ, “Sâm nhung”… đông thảo dược. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn hơn nữa trong việc đầu tư quảng cáo, nghiên cứu mẫu mã thị trường.

Hợp tác đầu tư và hợp tác phát triển.
Việt Nam và Ucraina có mối quan hệ truyền thống, lâu dài nhưng hợp tác đầu tư giữa hai nước thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng. Hai nước còn rất nhiều lĩnh vực có thể thúc đẩy hợp tác hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Ucraina có thế mạnh trong chế biến khoáng sản: tư vấn, chuyển giao công nghệ và nhất là chế tạo thiết bị điện. Trong khi Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao về năng lượng, đặc biệt là nhu cầu xây dựng, chế tạo máy trong các nhà máy điện. Vì vậy, đây là lĩnh vực mà các doanh nghiệp Ucraina có thể đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp Ucraina khi đầu tư vào Việt Nam và hy vọng hai nước sẽ tiếp tục mở cửa nhiều hơn nữa, đặc biệt trong việc thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào nền kinh tế Ucraina đang tăng lên. Việt Nam đầu tư vào doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa và giấy, kỹ thuật điện tử, mỳ ăn liền, đồ gỗ. Ở Ucraina mạng lưới các nhà hàng Việt Nam phát triển rất nhanh và ngày càng trở nên phổ biến. Trên lãnh thổ Ucraina đang hoạt động hàng loạt các văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, có thể nói rằng đang có nhiều lĩnh vực mà các doanh nghiệp Ucraina quan tâm.

Trước hết là lĩnh vực khai khoáng, Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên và đang sở hữu rất nhiều các quặng mỏ. Các doanh nghiệp Ucraina thì có công nghệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực này (chế biến titan, xử lý các chất thải trong khai thác bô xít, hiện đại hóa ngành công nghiệp than…). Vì vậy, đây là hướng hợp tác rất triển vọng.

Lĩnh vực thứ hai đó ngành công nghiệp chế tạo máy, đóng tàu vì trong thời gian gần đây thì Việt Nam đang chú trọng phát triển ngành này và có tiếng về việc đóng tàu còn các doanh nghiệp Ucraina cũng có nhiều kinh nghiệm cũng như khả năng trong lĩnh vực này nên hai bên có thể phát triển hợp tác trong lĩnh vực này.

Ngành công nghiệp năng lượng mà cụ thể là thủy điện cũng là lĩnh vực đang được doanh nghiệp Ucraina để ý. Bởi Việt Nam có rất nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng từ thời Liên Xô cũ mà trong thời gian đó thì cũng đã có những doanh nghiệp Ucraina tham gia vào việc hợp tác xây dựng và hiện nay đang có một số doanh nghiệp Ucraina tham gia vào dự án thủy điện.

Một trong những lĩnh vực có tiềm năng hợp tác là nông nghiệp vì Việt Nam và Ucraina có điểm chung đều là nước có nền nông nghiệp phát triển. Năm 2009, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước ta đã có chuyến thăm và làm việc tại Ucraina. Trong chuyến thăm hai bên cũng đã xác định một số phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

Ngoài ra còn có các lĩnh vực khác mà các doanh nghiệp Ucraina quan tâm như vận tải otoo, xây dựng, thực phẩm, y dược…

  • Tags: