Xây dựng Tập đoàn Dệt May của người Việt Nam

“Các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May đã cổ phần hóa được 75% và sẽ hoàn thành công tác cổ phần hóa trong năm 2007. Đến năm 2008, Tập đoàn cũng sẽ hoàn thành việc cổ phần hóa. Hiện tại, vốn Nhà nướ

Chiến lược đầu tư

Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, không có nghĩa là bán phần vốn của Nhà nước đi mà cần phát hành thêm cổ phiếu, thu hút các nhà đầu tư để nâng tổng số vốn lên và giảm tỉ trọng vốn Nhà nước xuống. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho rằng, điều quan trọng là “phải tìm bằng được nhà đầu tư quốc tế chiến lược”, biến họ thành cổ đông chiến lược trong phương án cổ phần hóa Tập đoàn, nhanh chóng phát triển Tập đoàn Dệt May theo định hướng đề ra.

Điều đó cũng thể hiện trong chiến lược đầu tư của Tập đoàn. Ngay từ đầu năm 2006, Tập đoàn đã tập trung thực hiện 33 dự án chuyển tiếp với tổng mức đầu tư 3.345,02 tỉ đồng. Phê duyệt 6 dự án với tổng mức đầu tư 95,47 tỉ đồng và phê duyệt chủ trương cho 10 dự án để các doanh nghiệp tự đầu tư theo phân cấp. Riêng Vinatex sẽ tập trung xây dựng 4 cụm công nghiệp dệt may là: Cụm dệt may Phố Nối B (Hưng Yên); Cụm dệt may Hòa Xá (Nam Định); Cụm dệt may Hòa Khánh (Đà Nẵng); Cụm dệt may Nhơn Trạch (TP.Hồ Chí Minh). Các cụm công nghiệp này sẽ được đầu tư theo hướng khép kín từ khâu sản xuất xơ, sợi đến sản xuất vải và nhuộm hoàn tất. Mỗi cụm công nghiệp sẽ xây dựng 01 nhà máy sản xuất xơ polyester công suất 300 tấn/ngày; 01 nhà máy sản xuất vải mộc công suất 30 triệu m2/năm; 01 nhà máy nhuộm hoàn tất với công suất tương đương sản lượng vải là 30 triệu m2/năm.

Thứ trưởng Bùi Xuân Khu nhận định, phát triển ngành Dệt là cực kỳ khó, nên phải do Tập đoàn quản lý. Và ngành phải tích cực mời gọi các nhà đầu tư. Gọi được các Tập đoàn Dệt quốc tế đầu tư vào ngành Dệt, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần tham gia quản lý là ngành Dệt có thể phát triển được.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển, các doanh nghiệp cũng sẽ hoàn thiện cơ chế quản lý để có thể đưa lên sàn giao dịch và Tập đoàn sẽ thực hiện việc mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mở thêm những lĩnh vực kinh doanh khác, để đưa Tập đoàn Dệt May Việt Nam thành Tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa sở hữu.

Xúc tiến thương mại

Song song với đẩy mạnh đầu tư, công tác xúc tiến thương mại của Tập đoàn cũng được chú trọng. Tập đoàn đã phối hợp tổ chức các hội chợ về thiết bị dệt may, hội chợ thời trang trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn xúc tiến thương mại với 72 đoàn khách vào làm việc với Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên để phát triển thương mại xuất nhập khẩu và đào tạo chuyên viên tiếp thị. Chú trọng xây dựng thương hiệu và tạo dấu ấn về sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa. Tổ chức các tuần lễ thời trang Xuân Hè, Thu Đông, thi thiết kế, biểu diễn thời trang… với sự tham gia của đội ngũ đông đảo các nhà thiết kế, gây được tiếng vang trong và ngoài nước, đồng thời tham gia tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt May Việt Nam, trong đó Công ty May Việt Tiến và Công ty Dệt Phong Phú là hai doanh nghiệp đạt danh hiệu cao nhất.

Công tác tiêu thụ thị trường được đẩy mạnh thông qua sự phát triển của hệ thống 36 siêu thị, cửa hàng mang thương hiệu Vinatex Mart. Mặc dù vậy, trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ phải củng cố hệ thống này để đảm bảo hàng may mặc bán trong hệ thống có chất lượng, bảo vệ thương hiệu Vinatex Mart là địa chỉ mua sắm hàng may mặc tin cậy của người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống bán lẻ cũng có nghĩa là làm chủ được sản xuất của chính mình. Từ đó, sản xuất những sản phẩm có thương hiệu, đẳng cấp cao hơn bình diện chung toàn ngành.

Năm 2007, ngành Dệt May phải đối mặt với những khó khăn về cạnh tranh trên thị trường nội địa và các biện pháp giám sát chống phá giá của thị trường Hoa Kỳ. Do vậy, liên kết và thống nhất sẽ là điều kiện tiên quyết để ngành phát triển.
  • Tags: