Có cần - khóc cho một thương hiệu?

Sau khi Bộ Công nghiệp có tiến hành tổ chức lại ngành sản xuất Rượu – Bia – Nước giải khát theo Quyết định số 58/2003/QĐ-TTg ngày 17/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, một số người đã lo lắng cho sự ra

Quả là một sự lo lắng tốt bụng, có trách nhiệm đối với sự phát triển của công nghiệp nước nhà.

Song, những lo lắng, băn khoăn đó là không có cơ sở khoa học và như người xưa từng ví - Đó là kiểu lo “Bò trắng răng”, hay lo “Trời sập”.          

Mục đích của việc tổ chức lại sản xuất trong ngành Rượu-Bia-Nước giải khát (Phần do Bộ Công nghiệp quản lý) là nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ là từng bước hình thành các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ –  Công ty con, trên cơ sở các doanh nghiệp trụ cột như Công ty Bia Hà Nội, Công ty Bia Sài Gòn.

Trong quyết định của Bộ Công nghiệp cũng đã ghi rất rõ: Thành lập Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bia Sài Gòn… Và tương tự như vậy đối với Công ty Bia Hà Nội.

Như vậy, rõ ràng là theo quyết định này, chỉ có sự thay đổi về tổ chức, chứ không phải thủ tiêu thương hiệu như một số người nhầm tưởng. Và sau việc tổ chức lại này, các doanh nghiệp này sẽ cùng lớn hơn về qui mô, đồng thời, chức năng sản xuất bia trước kia được xếp sau (Rượu-Bia-Nước giải khát) thì với tầm quan trọng của nó, đã được đưa lên đầu (Bia-Rượu-Nước giải khát) và sẽ mở rộng ra kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nữa.

Với cách tổ chức này, hai doanh nghiệp lớn là Bia Hà Nội và Bia Sài Gòn chắc chắn sẽ có những bước phát triển mới, tiếp tục đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước. Các thương hiệu nổi tiếng Bia Hà Nội và Bia Sài Gòn sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng.

Chúng ta sẽ tiếp tục được thấy “Dù tôi không cao, nhưng người khác cũng phải ngước nhìn” đối với nhãn hiệu Bia Sài Gòn nổi tiếng.

  • Tags: