Pháp - ngành Công nghiệp lao đao

Alstom, nhà chế tạo tàu tốc hành và tàu viễn dương, đứng đầu trong số các công ty của Pháp, đang gặp nhiều khó khăn, gây ra một cuộc tranh cãi tại Paris về những hiểm hoạ của hoạt động cải cách cơ cấu

Trước tiên, đó là ngành Thép và Dệt may, bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong suốt những năm 1970 và 1980. Sau đó đến lượt các ngành: Máy công nghiệp nặng, luyện kim, xây dựng hải quân, viễn thông và điện tử. Nhiều công ty cũng đã chuyển trụ sở, các phòng thí nghiệm và các trung tâm kế hoạch chiến lược ra nước ngoài.

     Liên minh lao động Pháp (CFTD) cho biết, kể từ tháng 1-2003, ít nhất có 60.000 việc làm đã bị cắt giảm trong ngành công nghiệp Pháp. Thứ trưởng Công nghiệp Pháp Nicole Fontaine cho biết, một triệu việc làm đã bị cắt giảm trong khu vực chế tạo trong 20 năm qua. Viện thống kê quốc tế (INSEE) cho biết, sẽ có thêm nhiều việc làm bị cắt giảm trong ngành công nghiệp hơn là được tạo ra tại các khu vực dịch vụ.

     Đây không chỉ là hiện tượng ở Pháp. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho biết, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng tại nhiều nước công nghiệp hoá, do sự yếu kém có tính chu kỳ trên toàn cầu, cho thấy sự cần thiết phải cải cách thị trường lao động. Sự sụp đổ hồi năm 2001 của Moulinex, nhà sản xuất các thiết bị điện gia đình và là công ty điển hình của Pháp, đã gióng lên hồi chuông báo động. Sau đó, các công ty: Hoá chất Rhodia, Chế tạo thiết bị điện Carbone Lorrance, Lò đúc Valfon, Chế tạo vũ khí Giat Industries, Bán dẫn STMicroelectronics, Mạ kền Eramet và Vận tải và cơ khí nặng Alstom, tất cả đều phải chịu sức ép.

     Eramet, hãng đứng đầu thế giới về sản xuất mạ kền, đã đưa ra một chương trình tái cơ cấu lớn mà trong những tháng tới sẽ cắt giảm 2.000 việc làm trên khắp thế giới, trong đó tại Pháp chiếm một nửa. Alcatel, nhà sản xuất hàng đầu về thiết bị viễn thông, đã đề xuất ý kiến về một ngành công nghiệp bắt nguồn từ bên ngoài mà không có các nhà máy. Nhóm công nghiệp lưu động Legris Industries, bị suy yếu do sự tăng trưởng âm của các thị trường, đã rút khỏi Sở giao dịch chứng khoán Paris cùng với Aigle, nhà sản xuất quần áo thể thao, đã được Tập đoàn Maus của Thuỵ Sĩ và dây chuyền quần áo Naf Naf mua. Uỷ ban châu Âu đã phản đối kế hoạch cứu nguy nhà nước đối với Alstom, đẩy 118.000 công nhân của Tập đoàn này, trong đó có 23.000 công nhân tại Pháp, vào nguy cơ mất việc làm.

     Jean-Pierre Chevenement, cựu Bộ trưởng Công nghiệp Pháp, cho biết, sức mạnh công nghiệp của Pháp bị đe doạ. Ông kêu gọi thuộc địa hoá nền kinh tế Pháp của các công ty đa quốc gia.

     Các chuyên gia theo dõi tình hình tài chính cho biết, sự sụp đổ của Tập đoàn Alstom sẽ ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ nền kinh tế Pháp và tác động đến ngành công nghiệp của châu Âu. Chủ tịch ủy ban châu Âu Romano Prodi cho biết, vụ Alstom cho thấy cần phải có một chính sách công nghiệp chung giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Ông nói: “Chúng ta cùng quan tâm đến việc nền công nghiệp của châu Âu đang bị kiệt quệ. Nếu chúng ta không thực hiện một chính sách thông minh và nghiêm túc giải quyết vấn đề này, các thế lực bảo hộ sẽ xuất hiện trở lại”.

     Ông Prodi cho biết, EU đang đối mặt với hai thách thức - Trung Quốc nổi lên như một công xưởng của thế giới và sự sắp xếp lại các ngành công nghiệp, nơi công nhân có mức lương thấp ở các nước Đông Âu và các nước dự kiến sẽ gia nhập EU vào năm tới.

     Các vấn đề khó khăn của Alstom bao gồm cả việc sụp đổ của Hãng tàu viễn dương US Renaissance của Mỹ sau vụ tiến công khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mỹ. Renaissance là khách hàng chính mua các tàu viễn dương sang trọng của Alstom. Để bán được hàng, Alstom đã tài trợ cho các tàu này hoạt động và dẫn đến tình trạng bị nợ nần. Mặc dù Alstom mắc nợ chồng chất và cổ phiếu của nó mất giá trên thị trường chứng khoán, ông Pierre Bilger, cựu Giám đốc điều hành của Alstom, đã từ chức mang theo một khoản tiền trị giá 5,1 tỷ Euro hồi đầu năm nay, khiến cho các ngân hàng tín dụng không còn tâm trạng nào thoả hiệp nữa./.

  • Tags: