Kinh nghiệm cải cách quản lý Nhà nước về KHCN và phát triển KHCN của Trung Quốc

Hơn hai thập niên gần đây, đặc biệt là ngay từ thế kỷ XXI, Trung Quốc đã liên tục tiến hành cải cách thể quản lý nhà nước (QLNN) về khoa học và công nghệ nhằm khai thác tiềm năng trí tuệ đất nước, phụ

   Thứ nhất, cải cách quản lý kế hoạch, coi trọng cơ chế điều tiết của thị trường. Nhà nước chủ trương cải tiến quản lý kế hoạch mang tính chỉ đạo, từng bước xoá bỏ phân cắt manh mún, thực hiện biện pháp quản lý nhiệm vụ theo chế độ chào hàng, hợp đồng và trách nhiệm.

   Thứ hai, tiến hành cải cách đối với cơ quan nghiên cứu khoa học, bao gồm đồng bộ các khâu liên quan đến nhiều chất lượng đầu ra, hiệu quả thực hiện bao gồm:

- Cải cách thể chế quản lý cơ quan nghiên cứu khoa học

- Cải cách theo chiều sâu chế độ cấp phát theo hướng gắn và kết quả đầu ra, hiệu quả kinh tế cao, cấp đứng đối tượng, đúng quy trình, không rơi vãi thất thoát, kiểm tra, kiểm toán minh bạch.

- Thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu tổ chức khoa học và công nghệ gọn nhẹ, liên thông, hợp lý, nhận đề tài theo hợp đồng khả thi, hữu ích.

   Thứ ba, là khuyến khích, thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất dịch vụ; đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát minh, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào các đơn vị. Việc chuyển giao công nghệ, mua sắm thiết bị được chế tài bởi chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhưng gắn trách nhiệm cá nhân, đơn vị thực hiện vào các quy định cụ thể. Đối với nhập thiết bị nước ngoài, nếu thiếu trách nhiệm, tự lợi, nhập sai thiết bị (cũ hoặc không phù hợp) có thể bị truy cứu trách nhiệm và xử phạt nặng.

   Thứ tư, cải cách thể chế quản lý nhà nước về KH & CN ở nông thông theo chiều sâu. Nông thôn Trung Quốc là địa bàn rộng lớn, dân số đông, thị trường chủ yếu là đối tượng chính để khoa học- công nghệ phục vụ, phát huy. Do đó, ngoài các chính sách chung cho Quốc gia, Nhà nước có nhiều chính sách riêng, nhằm đưa khoa học - công nghệ về nông thôn, về cơ sở để làm đòn bẩy phát triển kinh tế. Các ứng dụng về giống cây và con, phân bón, công nghệ sinh học… đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, làm cho nông thôn Trung Quốc đô thị hoá nhanh hơn, gắn kết với sự phát triển chung.

    Thứ năm, cải cách thể chế quản lý cán bộ KH & CN mạnh mẽ, phù hợp với nền kinh tế tri thức, hội nhập với thế giới. Nhà nước có chính sách cụ thể tôn vinh nhà khoa học giỏi, coi trọng hiệu quả, chất lượng thực sự của hoạt động khoa học, chú ý cán bộ trẻ. Các đãi ngộ về vật chất, lượng, phụ cấp, danh hiệu, phần thưởng tinh thần… đều được chú trọng cải tiến theo hướng thiết thực, công bằng, hiện đại. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện liên tục, rộng khắp, cán bộ khoa học được tạo điều kiện để học tập, trau dồi kiến thức, cạnh tranh lành mạnh, giao lưu rộng rãi cả trong nước và quốc tế. Về mặt ngân sách, Nhà nước đã tăng nhiều cả trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, ứng dụng triển khai và cả trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng ngay từ khâu giáo dục phổ thông.

   Thứ sáu : xây dựng hệ thống điều chỉnh vĩ mô nhằm đáp ứng sự năng động, tăng cường tốc độ của sự tiến bộ KH & CN.

   Mới đây, tại Kỳ hợp thứ nhất, Quốc hội khoá X CHND Trung Hoa (tháng 3/2003) đã thông qua báo cáo của Chính phủ khẳng định tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước, theo đó trong thời gian tới tập trung vào những sau:

   Thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển toàn diện nhằm tăng thu nhập cho nông dân, điều chỉnh mạnh cơ cấu, bố cục khu vực nông nghiệp và kinh doanh chuyên môn hoá nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, thuỷ sản, gia công sản phẩm; trả lại đất để tái tạo rừng, quy hoạch xây dựng và bảo hộ sinh thái đồng cỏ trong cả nước; xây dựng thể chế an ninh an toàn chất lượng nông sản và hệ thống dịch vụ xã hội hoá nông nghiệp ; 3. Thúc đẩy công nghiệp hoá kiểu mới, điều chỉnh cơ cấu sản nghiệp, phát triển miền Tây trên quy mô lớn. Lấy tin học hoá lôi kéo công nghiệp hoá, đào thải các cơ sở sản xuất lạc hậu, chú ý dịch vụ hiện đại (quan tâm dịch vụ c p xã) và du lịch; 4. Cải cách kinh tế sâu hơn và mở rộng hơn với bên ngoài, thực hiện chiến lược đa nguyên hoá thị trường, tạo ra và ủng hộ các mặt hàng, thương hiệu nổi tiếng trong nước; 5. Hoàn thiện công tác mở rộng việc làm và bảo hiểm xã hội với phương châm "Người lao động tự lựa chọn, thị trường điều tiết, chính quyền thúc đẩy"; 6. Tăng cường pháp chế dân chủ XHCN và xây dựng văn minh tianh thần; 7. Đổi mới, hoàn thiện công tác xây dựng bản thân chính phủ; 8. Nghiêm chỉnh thực hiện chiến lược dùng khoa học kỹ thuật (KHKT), giáo dục (GD) để chấn hương đất nước và chiến lược phát triển bền vững liên tục: Tăng đầu tư cho các lĩnh vực này, nắm chắc việc xây dựng và quá trình thực thi kế hoạch phát triển KHKT, GD trung hạn, dài hạn. Thúc đẩy xây dựng hệ thống sáng tạo mới quốc gia; thiết thực hoá, gắn kết với thực tiễn công tác nghiên cứu cơ bản, KHKT cao, tăng tính sáng tạo và cạnh tranh của KHKT trên thị trường. Đối với quản lý vĩ mô trong khoa học công nghệ và KHKT nói chung, Trung Quốc chủ trương thực hiện tới "kế hoạch phát triển nghiên cứu KHKT quốc gia" và " Kế hoạch phát triển nghiên cứu cơ bản trọng điểm quốc gia", các hạng mục KHKT- công nghệ lớn, nắm vững kỹ thuật nòng cốt, chủ lực, có được nhiều bản quyền tri thức trong những lĩnh vực then chốt và một số lĩnh vực phát triển hàng đầu trên thế giới. Đi sâu cải cách thể chế KHKT- CN, hoàn thiện hệ thống dịch vụ KHKT, tăng cường bảo hộ bản quyền tri thức, tài sản trí tuệ, thúc đẩy phát minh, sáng chế chuyển hoá thành quả KHKT- CN thành sức sản xuất xã hội, chú trọng cả khoa học xã hội lẫn khoa học tự nhiên. Để có nguồn lực tốt, dồi dào, vững chắc cho khoa học - công nghệ, Trung Quốc chủ trương đi sâu cải cách thể chế giáo dục, thúc đẩy toàn diện tố chất giáo dục; phát triển giáo dục các cấp, các loại, nâng cao chất lượng giáo dục, quan tâm cả giáo dục và đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục dân lập; thực hiện dùng chiến lược nhân tài xây dựng đất nước, bồi dưỡng, thu hút mạnh mẽ nhân tài, nhất là nhân tài khan hiếm, tạo điều kiện cho họ phát huy hết tài năng, trí tuệ và thành công trong tập luyện.

   Hiện nay, đường lối lớn của lãnh đạo Trung Quốc vẫn là: Giải phóng tư tưởng, tiến cùng thời đại; Phát huy mọi lực lượng, tiềm năng của dân tộc để phục hứng dân tộc Trung Hoa; Tiếp them sức sống mới, sức trẻ cho lãnh đạo. Họ nhấn mạnh yếu tố "Phát triển" coi đó là nguyên tắc cốt lõi, làm nhiệm vụ hàng đầu, là nguyên lý chi phí của mọi hoạt động.

   Nhìn lại thành tựu thời gian qua, có thể thấy những định hướng, chủ trương, chính sách trên về phát triển nói chung và khoa học - công nghệ nói riêng của Trung Quốc là có cơ sở vững chắc và khả thi. Từ khi gia nhập WTO (11/12/2001) đến nay, Trung quốc càng đẩy mạnh việc hội nhập, nhận thức rõ ràng rằng, khoa học - công nghệ, trí thức không chỉ đơn thuần có ở dạng tiềm năng, giữ ở dạng thô, sử dụng theo kiểu thời kinh tế bao cấp trước những năm 1980, mà phải được đưa vào sản xuất, kinh doanh, phục vụ được nhu cầu trong nước và nước ngoài, đồng thời vừa hình thành thị trường cho chính khoa học - công nghệ trong nước, vừa vươn ra thị trường bên ngoài. Khoa học - công nghệ đã tác động đến việc tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới cơ cấu sản xuất và cải tiến mẫu mã… góp phần to lớn vào giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân 9,3%/năm trong 10 năm qua, với tổng giá trị đứng hàng thứ 6 thế  giới (khoảng 1200 tỷ USD). Thực hiện  cho thấy, cơ cấu ngành nghề đã biến đổi đúng hướng hợp lý; tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 15% trong GDP, dịch vụ tăng lên đến 36%, công nghiệp xấp xỉ 49% và khoa học -công nghệ được ứng dụng nhiều. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 đạt 600 tỷ ( ở vị trí thứ 5 trên thế giới), đầu tư nước ngoài năm 2002 tăng hơn 20% so với  năm 2001. Trung Quốc đã dần trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu vào Nhật Bản, năm 2002 đã xuất sang Nhật số lượng lớn máy móc, thiết bị trị giá hơn 2000 tỷ Yên, bao gồm máy tính, máy thu hình , đầu video… Đối với thị trường gần gũi ASEAN, kim ngạch buôn bán giữa Trung Quốc và khu vực này đạt hơn 43,6% (năm 2002), trong đó xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN khoảng 18,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt khoảng 24,7%.

   Nhằm phát triển kinh tế - xã hội, Trung Quốc đồng thời chú trọng cách mạng khoa học - kỹ thuật để  chấn hưng đất nước, đồng thời chú ý phát triển xây dựng quy mô lớn các công trình thiết bị cơ sở hạ tầng hiện đại, để giải quyết việc làm, từ đó kích thích tiêu dùng, tạo ra những nhu cầu mới của xã hội, đòi hỏi khoa học - công nghệ phải giải quyết. Cùng với nhiều biện pháp hỗ trợ, trước hết đối với cách mạng khoa học - kỹ thuật, Trung Quốc tích cực đổi mới chính sách, thể chế quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ, tạo nên môi trường mới, nhận thức mới, phương thức hoạt động mới, cách đánh giá mới, do đó bản thân khoa học - công nghệ phát triển, gắn với thị trường, với kinh tế- xã hội và đời sống thực tiễn…

   Nếu liên hệ với nước ta, có thể thấy thời gian qua, Việt Nam cũng đã tiến hành một số cải cách, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ, đem lại kết quả tốt. Nhìn chung, có thể thấy nổi lên một số điểm mới mẻ sau đây:

- Mở rộng lưu thông sản phẩm nghiên cứu KH&CN thông qua việc cho phép ký kết hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật.

- Giải phóng lực lượng lao động KH&CN thông qua việc cho phép cán bộ KH&CN được làm công tác kiêm nhiệm.

- Tiến hành phân cấp trong quản lý KH & CN.

- Đa dạng hoá thành phần tham gia hoạt động KH & CN.

 - Đổi mới cơ thể tài chính cho hoạt động KH & CN.

   Trong quá trình đổi mới QLNN về hoạt động khoa học công nghệ, chúng ta có thể tham khảo thêm kinh nghiệm của Trung Quốc và các nước có hoàn cảnh tương tự và áp dụng những kinh nghiệm tốt, phù hợp với hoàn cảnh nước ta. Thực hiện cho thấy, xoá bỏ cơ chế cũ là đòi hỏi bức xúc và là quá trình phức tạp, nhưng đó là đòi hỏi khách quan, cần phải xây dựng lộ trình đổi mới, thực hiện nghiêm túc, trên cơ sở đổi mới cơ chế hoạt động KH&CN mới có thể tiến hành có hiệu quả việc thay đổi cơ cấu của hệ thống KH&CN và nâng cao trình độ KH&CN.

   Nhiều chuyên gia cho rằng: Đối tượng đổi mới là các quan hệ tập trung mang tính chất quan liêu và quan hệ bao cấp mang tính chất "xin- cho", nặng về quan hệ hình thức, không tính kỹ hiệu quả kinh tế - xã hội từng thống trị trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liệu, bao cấp, nghĩa là có yếu tố, hoạt động từng phù hợp với thời gian trước nhưng hiện nay đã lạc hậu, kìm hãm sự phát triển. So với những gì từng tồn tại của hệ thống quản lý nhà nước về KH & CN ở Việt Nam thì đổi mới là cuộc cách mạng căn bản và toàn diện trên các mặt: kế hoạch hoá, cơ chế giao nhiệm vụ, cơ chế cấp phát tài chính thành phần tham gia giá hoạt động KH & CN, phương thức đánh giá kết quả nghiên cứu, phân cấp quản lý.

   Đất nước ta đang có nhiều bước chuyển đồi trong nhiều lĩnh vực. Chắc chắn, việc đổi mới thế chể QLNN về khoa học, công nghệ sẽ có những kết quả tốt, kích thích mạnh mẽ được hoạt động khoa học - công nghệ và những chuyên gia, trí thức, những người lao động trong môi trường này, phát huy được sức mạnh của khoa học - công nghệ, làm cho Việt Nam cất cánh được trong thế kỷ này.

  • Tags: