Mưu thầy... Mẹo thợ

Được biết, cả nước hiện có 19.000 xe công. Thế nhưng, số xe thừa ra là bao thì chưa có con số chính xác. Trong khi đó, cả thủ đô Seoul của Hàn Quốc chỉ có 4 chiếc xe công nội địa. Do số xe công của Vi

Hiện nay, kinh phí cho xăng xe hiện được chi theo mức quy định với đơn vị hành chính sự nghiệp, được tính theo định mức biên chế. Ví dụ, 24 triệu/1 cán bộ/năm sẽ được chi cho nhiều khoản, trong đó bao gồm cả xăng xe. Tuy kêu gọi tiết kiệm, nhưng Bộ Tài chính cũng chưa thể xác định được cán bộ nào sử dụng nhiều xăng hay ít xăng, sử dụng hết bao nhiêu được coi là quá tiêu chuẩn? Vì thế, việc đưa ra quy định này cũng mới dừng ở mức chung chung, chưa điểm mặt chỉ tên và chưa thể xác định được đích danh những đối tượng lãng phí. Có chăng, quy định mới chỉ dừng ở mức ''hô hào cổ động''? Do đó, để tiết kiệm xăng dầu, Bộ Tài chính có chủ trương: ''Sẽ chờ các đơn vị lên định mức cho năm 2004, sau đó sẽ thực hiện giảm ít nhất 10% chi phí xăng dầu so với định mức đã xây dựng. Năm 2005, mức tiết kiệm sẽ được nâng dần từ 10% đến 20%''.

Qua chủ trương của Bộ Tài chính chúng ta thấy, cách “tiết kiệm” này đã tương đối phổ biến của thời bao cấp. Nghĩa là, người, cơ quan xin cấp cứ xin “vống” lên...và người, cơ quan có quyền cấp duyệt thường cắt bớt số lượng so với số lượng đề nghị (nên đã có chuyện buồn cười là: “duyệt cấp” 1/2 cái chổi quét nhà).

Qua đây, chúng ta thấy một điều là việc lập dự trù, kế hoạch là không chính xác. Hơn nữa, cách tiết kiệm xăng dầu hiện nay của Bộ Tài chính lại tạo ra sự nói dối...để đối phó “cấp trên” trong hàng ngũ công chức theo kiểu “Mưu thầy...mẹo thợ”.

Vậy tại sao chúng ta không tìm ra những giải pháp hiệu quả hơn trong tiết kiệm ngân sách nói chung và xăng dầu nói riêng? Ví dụ như bãi bỏ xe công theo chức vụ như hiện nay, mà chỉ có xe công cho những công việc cần thiết. Thiết nghĩ, cải cách hành chính phải cải cách từ tư duy của những “nô bộc” của dân.

  • Tags: