Thị trường năng lượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Đến nay, hầu hết các quốc gia trong khu vực châu á- Thái Bình Dương đều đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và có mức tiêu thụ năng lượng cao. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ dầu và than tiếp tục tăng trong th

Tại Trung Quốc, trong những thập niên đầu thế kỷ XX, Trung Quốc có mức tiêu thụ năng lượng bằng 1/10 tổng tiêu thụ năng lượng của thế giới. Than vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu của Trung Quốc. Năm 1995, tỷ trọng tiêu thụ than và dầu mỏ của Trung Quốc chiếm  lần lượt là 28% và 5% của thế giới. Dự báo đến năm 2020, tỷ trọng này sẽ là 36% và 10%.

Trung Quốc có dân số đông, nên việc sử dụng đồ điện gia dụng ngày càng tăng. Nhu cầu về điện của Trung Quốc trong thập kỷ qua đã tăng hơn 2 lần so với thập kỷ trước. Các chính sách về sử dụng xe cộ cũng có tác động mạnh đến việc tiêu thụ năng lượng. Dự báo nguồn năng lượng sử dụng cho xe cộ sẽ tăng từ 6 MToe năm 1971 lên 59 MToe năm 1995 và đạt 190 MToe năm 2020.  

Dự báo đến năm 2020, do tác động của tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ xấp xỉ bằng 23% của thế giới.

Nhật Bản là nuớc tiêu thụ năng lượng nhiều nhất ở khu vực châu á-Thái Bình Dương. Chỉ tính riêng năm 1995, nhu cầu về năng lượng của Nhật Bản là 500 MToe. Là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, hàng năm, nền kinh tế Nhật Bản cần nhập khẩu một lượng dầu rất lớn. Trong những thập kỷ qua, sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản bị phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu nhập khẩu, khiến đất nước này phải phát triển chương trình năng lượng hạt nhân. Mục tiêu của Chính phủ Nhật Bản là đến năm 2010 đạt mức phát điện bằng năng lượng hạt nhân là 66-70 GW. Thuỷ điện cũng là nguồn năng lượng quan trọng của Nhật Bản. Trong chính sách phát triển năng lượng, Chính phủ Nhật Bản đã lập kế hoạch xây dựng mới các nhà máy thủy điện có công suất. 7 GW từ đập nước tự nhiên và thủy điện từ các đập nước bơm nhân tạo có công suất 10 GW vào năm 2020. Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan là những nước và vùng lãnh thổ sử dụng năng lượng hạt nhân lớn và ngày càng tăng. Việc xây dựng các trạm thuỷ điện quy mô lớn sẽ tạo mức tăng cung ứng năng lượng có thể tái tạo ở Trung Quốc, Mianma, Inđônêxia và Lào.

Hàn Quốc, Inđônêxia, Đài Loan, Thái Lan và Malaxia có tổng mức tiêu thụ năng lượng là 316 MToe năm 1995 và dự báo đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi.

Khu vực châu á- Thái Bình Dương là thị trường lớn nhất về khí hóa lỏng (LNG). Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan chiếm khoảng 75% tổng buôn bán LNG của thế giới. Dự báo, mức tiêu dùng năng lượng trong khu vực như sau: khí đốt có mức tăng nhanh 5,4%, nhu cầu điện tăng 5%. Tỷ phần các loại nhiên liệu rắn sẽ giảm khi các cơ sở sử dụng chuyển sang dùng nhiên liệu khác, một phần do những biến động trong đảm bảo cung ứng, một phần do những vấn đề từ hiệu ứng khí thải nhà kính và tác động đối với ngân sách của Nghị định thư Kyôtô. Nhu cầu điện của khu vực này dự báo tăng với mức tăng GDP khoảng 5%/năm (từ 42 MToe năm 1995 lên 141 MToe năm 2020, đạt khoảng 17% tổng tiêu thụ năng lượng.

Dự báo đến năm 2020, khu vực châu á - Thái Bình Dương trong tổng tiêu dùng năng lượng thế giới sẽ tăng lên 30% so với mức 25% năm 1996. Về cơ cấu nguyên liệu, đến năm 2020, than vẫn là nguyên liệu được sử dụng chủ yếu, chiếm 46% tổng nhu cầu năng lượng. Dầu lửa sẽ là nhiên liệu quan trọng thứ 2, chiếm khoảng 29% nhu cầu năng lượng. Khí đốt thiên nhiên, các dạng năng lượng có thể tái tạo và năng lượng hạt nhân chiếm 18%, 5% và 2% tương ứng. Mức tăng của năng lượng hạt nhân đứng thứ 2, đạt 3,8%/năm, đứng sau mức tăng của khí đốt thiên nhiên là 7,4%.

  • Tags: