Một số ý kiến về việc xác định doanh thu của các tổ chức tín dụng

Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đến năm 2010, GDP sẽ tăng gấp đôi so với năm 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5% năm. Để đảm bảo mục tiêu trên, từ nay đến năm 2010, mỗi

 

Để thực hiện được mục tiêu này, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để thu hút mọi nguồn lực trong xã hội: Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg ngày 14/12/2004 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2010 đã chỉ rõ, phải xây dựng được cơ chế chính sách động viên, phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả, khai thông các nguồn nội lực, thu hút ngoại lực.

Chính phủ cũng có chủ trương khuyến khích đa dạng hoá các nguồn vốn cho đầu tư thông qua việc phát triển các loại hàng hoá là các công cụ nợ và công cụ vốn trên thị trường vốn, nhằm xây dựng một thị trường tài chính hiện đại. Để thực hiện được những mục tiêu đó, không chỉ đòi hỏi sự phấn đấu, nỗ lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính mà cần phải có các nghiên cứu hoàn chỉnh về chính sách thuế để thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ tài chính này.

Hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán … đều có tính đặc thù. Đặc thù của các doanh nghiệp này là việc xác định doanh thu, chi phí, giá trị gia tăng có những điểm khác với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thông thường. Chẳng hạn như: Thu nhập của các tổ chức tín dụng là căn cứ tính vào phần chênh lệch giữa lãi cho vay và lãi huy động vốn. Tuy nhiên, doanh thu có thể thu trong một kỳ hoặc nhiều kỳ khác nhau, việc ghi nhận lãi cho vay như thế nào còn có những vướng mắc.

Thông tư số 97/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 12/10/2000, tại Mục 1, Phần II, Chương II có ghi: Doanh thu của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân khu vực là các khoản thực thu về hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, quy định tại Điều 16 Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/ 1999 của Chính phủ, gồm các khoản thu sau: Thu lãi cho vay khách hàng; thu lãi tiền gửi, thu góp vốn, mua cổ phần; thu từ nghiệp vụ uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; thu về dịch vụ cầm cố; thu khác, bao gồm cả thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản. Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, kịp thời vào doanh thu của mình khi khách hàng thanh toán cho các dịch vụ đã cung cấp. Nhưng theo Thông tư số 98/2000/TT-BTC ban hành ngày 12/10/2000 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, tại Mục 1.2, Phần II, Chương II, thì doanh thu của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương bao gồm các khoản phải thu quy định tại Điều 16 Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ, trong đó doanh thu từ hoạt động cho vay, thu lãi tiền gửi là số lãi phải thu trong kỳ.

Còn theo Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/ 1999 của Chính phủ, Điều 16 có ghi: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ.

Như vậy, có hai Thông tư hướng dẫn việc xác định doanh thu của tổ chức tín dụng nhưng không nhất quán với nhau, một dành cho Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân khu vực: doanh thu là các khoản thực thu về hoạt động kinh doanh và hoạt động khác; một, dành cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương: doanh thu từ hoạt động cho vay, thu lãi tiền gửi là số lãi phải thu trong kỳ.

Nghị định số 166/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ. Thông tư số 97/2000/TT-BTC ban hành ngày 12/10/2000: Doanh thu của Quỹ tính dụng nhân dân cơ sở và Quỹ tín dụng nhân dân khu vực là các khoản thực thu về hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Thông tư số 98/2000/TT-BTC ban hành ngày 12/10/2000: Doanh thu từ hoạt động cho vay, thu lãi tiền gửi là số lãi phải thu trong kỳ. 

Trên thực tế, số lãi phải thu và số lãi thực thu xác định trong kỳ tính thuế chênh lệch nhau không nhỏ. Theo kế toán tài chính, số lãi thực thu là số tiền đã thu được thực tế hay chính là số lãi đã thu được của người vay tiền. Do đó, tổ chức tín dụng chỉ phải kê khai nộp thuế thu nhập với các khoản lãi đã thu được trong kỳ tính thuế. Còn trường hợp doanh thu là số lãi phải thu trong kỳ thì sẽ bao gồm cả số lãi trong kỳ mà tổ chức tín dụng chưa thu được.

Vậy, khi xác định doanh thu là số lãi tiền cho vay phải thu trong kỳ, bất kể đã thu hay chưa thu được, thì sẽ dẫn đến hiện tượng: Các ngân hàng thương mại sẽ đôn đốc thu nợ lãi vay, khiến cho tình hình tài chính của một số doanh nghiệp gặp khó khăn. Còn nếu chuyển sang thu bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp ngay theo doanh thu phát sinh thì cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính của tổ chức tín dụng, vì số phải nộp bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng khá lớn.

Làm thế nào để giải quyết được những phát sinh đó?

Trước hết, các tổ chức tín dụng cần dựa vào quy mô các khoản lãi vay còn nợ và khả năng thanh toán lãi vay của các doanh nghiệp để có kế hoạch thu hồi nợ kịp thời, phù hợp, tránh gây biến động lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn.

Đồng thời các tổ chức tín dụng cũng phải dựa vào quy mô của các khoản nợ và khả năng thu hồi nợ của mình để tính toán số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp bổ sung và lập tiến độ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung cho phù hợp.

Về phía Nhà nước, cần phải thống nhất các văn bản hướng dẫn ban hành để thống nhất trong việc chỉ đạo và  thực hiện.

Mặt khác, Bộ Tài chính cần xây dựng chế độ thuế riêng áp dụng đối với khu vực dịch vụ tài chính, không nên áp dụng luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng giống như các hàng hoá dịch vụ thông thường khác, vì tính chất hoạt động đặc thù của các dịch vụ tài chính này.
  • Tags: