Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, trước mắt, Hiệp hội sẽ giao cho 3 công ty tại ba miền là Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, Công ty Đường Quảng Ngãi và Công ty Cổ phần đường Biên Hòa được phép xuất khẩu trước 50.000 tấn đường ngay trong quý I/2003. Ba đơn vị này cũng đảm nhận việc mua lại số đường của những doanh nghiệp bán dưới giá quy định của Hiệp hội.
Lý do chính khiến Hiệp hội quyết định xuất khẩu đường không chỉ do sản lượng dư thừa. Theo lập luận của ngành, từ tháng 12/2002 đến nay, giá đường trong nước và cả trên thế giới liên tục sụt giảm, ước khoảng 25% và khối lượng lưu thông rất hạn chế. Chính điều này mới là nguy cơ đe doạ, đẩy ngành mía đường trượt dài trên con đường thua lỗ. Bên cạnh đó, số liệu báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, có đến 38/45 nhà máy chế biến đường trên cả nước đang thua lỗ gần 3.000 tỷ đồng; trong đó có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều nhà máy thiếu quy hoạch đầu tư vùng nguyên liệu và không ký hợp đồng mua mía với nông dân. Mặt khác, do năng suất mía chỉ đạt trung bình là 50 tấn/ha, bằng 75% năng suất trung bình thế giới, trữ lượng mía thấp, làm giá thành tăng thêm 300.000-600.000 đồng/tấn đường. Do các yếu tố bất lợi đó nên giá thành bình quân đường sản xuất trong nước là 7.180 đồng/kg, tương đương 472 USD/tấn, cao gấp 1,65 lần ấn Độ, gấp 1,88 lần của Thái Lan. Vì vậy, việc xuất khẩu đường còn góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp làm quen với hội nhập, đặc biệt là khi Việt Nam bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế theo lộ trình AFTA. Từ đó giúp cải tiến công nghệ, chất lượng đường.
Kế hoạch xuất khẩu được Hiệp hội Mía đường Việt Nam dự tính gồm xuất lần lượt từg bước 100.00, 200.000 và 300.000 tấn; tiếp đó là dự báo về giá đường nội địa tương ứng. Phương án mức xuất khẩu 200.000 tấn, được xem là khả thi nhất, mặc dù mức giá bình quân trong nước và xuất khẩu là 3.870 đồng/kg chưa tháo gỡ hết khó khăn tài chính. Một số nhà máy vẫn lỗ. Song, đây là việc làm cần thiết, tạo điều kiện cho các nhà máy vượt lên và phát triển trong những năm tới. Hiệp hội Mía đường tính toán, nếu xuất khẩu được 200.000 tấn đường, tổng doanh thu nội địa và xuất khẩu sẽ đạt 4.201 tỷ đồng; trong đó, xuất khẩu đạt 626 tỷ đồng. Rõ ràng, nhờ xuất khẩu số đường này, 800.000 tấn đường còn lại sẽ giữ được mức giá như dự kiến.
Đáng lưu ý là, mới đây, Tổ chức đường quốc tế (ISO) đã điều chỉnh tăng dự đoán về khối lượng đường dư thừa của thế giới niên vụ 2002/03 (10/02-9/03) từ mức 3,657 triệu tấn dự đoán hồi tháng 10/02, lên 4,362 triệu tấn giá trị thô. Theo dự đoán mới, sản lượng đường thế giới niên vụ này vào khoảng 141,752 triệu tấn giá trị thô, so với dự đoán trước là 139,897 triệu tấn. Nguyên nhân do dự đoán sản lượng đường tại các nước sản xuất lớn như úc, Braxin, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) tăng cao. Về mặt cầu, khối lượng đường tiêu thụ của thế giới trong niên vụ 2002/03 sẽ tăng khoảng 2% so với niên vụ trước. Mặc dù vậy, theo ISO, tỷ lệ tăng này vẫn là khiêm tốn so với tỷ lệ tăng trong sản lượng. Do đó, niên vụ 2002/03, thị trường đường thế giới sẽ tiếp tục trong tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, đến thời điểm này, giá đường trắng cũng như đường thô vẫn tương đối ổn định ở mức vững. Theo dự đoán của ISO, niên vụ 2003/04, thị trường đường thế giới nhìn chung sẽ được cải thiện chút ít. Nếu sản lượng đường thế giới vẫn ở mức ổn định như hiện nay, trong khi tỷ lệ tiêu thụ tăng với mức độ trung bình, lượng đường dư thừa của thế giới có thể giảm xuống mức 1,2-1,3 triệu tấn. Ngoài ra, các áp dụng cơ bản lên giá giảm xuống cũng sẽ là một yếu tố góp phần nâng đỡ thị trường đường niên vụ 2003/04. Theo dự báo, thị trường đường thế giới niên vụ 2004/05 sẽ có nhiều cải thiện. Nếu sản lượng đường tiếp tục ổn định, trong đó tốc độ tiêu thụ mỗi năm vẫn tăng 2%, thị trường đường thế giới có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt. Đây sẽ là nhân tố hậu thuẫn cho thị trường đường niên vụ 2004/05.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu đường mới chỉ là một giải pháp cần để kích thích phát triển ngành mía đường Việt Nam. Ghi nhận ý kiến của các thành viên Hiệp hội Mía đường, thì để doanh nghiệp ngành mía đường gia tăng tính cạnh tranh, cần được cơ quan chủ quản
Với tư cách là chủ sở hữu can thiệp với Ngân hàng Nhà nước để doanh nghiệp được vay vốn lưu động mua mía nguyên liệu. Tuyệt đại đa số doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Mía đường Việt Nam thuộc các Tiểu vùng sản xuất gồ các doanh nghiệp thành viên ở miền Tây Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ – thành phố Hồ Chí Minh, Nam Trung Bộ - Đắc Lắc, Tây Nguyên, Trung Bộ, Việt Bắc – Tây Bắc đều có chung ý kiến là, đối với vốn đầu tư vay bằng ngoại tệ, đề nghị được cấp bù chênh lệch tỷ giá, kể cả vay bằng ngoại tệ từ nguồn ngân sách.
Để tránh chênh lệch tỷ giá phát sinh, cần cho chuyển đổi vốn đầu tư từ ngoại tệ sang tiền ngân hàng và qui về một lãi suất vay ưu đãi đầu tư hiện hành là 5,4%/năm. Những đơn vị đặc biệt khó khăn (vùng sâu vùng xa) thì mức lãi suất là 3,0%/năm. Làm như vậy nghĩa là chuyển việc đầu tư doanh nghiệp mía đường về cùng một sân với đầu tư các doanh nghiệp khác.
Các doanh nghiệp cũng đề nghị loại yêu cầu: Do tính thời vụ của cây mía mà nhà máy chế biến chỉ làm việc 5 tháng trong một năm, nên thời gian khấu hao của thiết bị là 20 năm thay cho chế độ hiện nay là 10 năm; đồng thời cho được giãn thời gian trả nợ tương ứng với thời gian khấu hao. Phí bảo lãnh và tái bảo lãnh chỉ nên thu một phần là 0,5%, không nên thu hai lần hiện này, làm tăng chi phí đầu vào. Miễn 100% phía bảo lãnh vay nước ngoài đối với những dự án đã trở nợ vay. Cho các công ty mía đường được vay vốn để đầu tư vùng nguyên liệu từ quỹ hỗ trợ đầu tư theo quyết định 80 QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ với lãi suất vay đầu tư là 5,4%/năm. Thời gian vay và trả nợ là 8 năm. Khối lượng cho vay tối thiểu phải đảm bảo đầu tư được 70% vùng nguyên liệu. Ngoài ra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành đơn giá tiền lương cho một tấn mía đường/sản phẩm được áp dụng trong 3 năm liền đối với các nhà máy sản xuất bị lỗ.
Việt Nam sẽ xuất khẩu 200.000 tấn đường
TCCT
Hiệp hội Mía đường cho biết, theo đăng ký của 44 doanh nghiệp sản xuất đường cả nước, sản lượng đường công nghiệp năm 2003 sẽ đạt 962.000 tấn. Cộng với lượng sản xuất thủ công khoảng 200.000 tấn và 15