Phương án lâu dài của Dệt-May Việt Nam: Giữ được các hợp đồng lớn

đồng lớn với các nhà nhập khẩu lớn là phương án lâu dài của Dệt-May Việt Nam trong điều kiện các nước là thành viên WTO không bị hạn ngạch, mà Việt Nam vẫn bị áp dụng. Trong hoàn cảnh các doanh nghiệ

Thứ trưởng Bộ Thương mại, ông Lê Danh Vĩnh cho biết: “Giữ được các hợp Cũng theo Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh, nguyên tắc chung của việc liên kết chuỗi của các DN là tự nguyện, trên cơ sở có hợp đồng thoả thuận giữa các thành viên. Nội dung liên kết là hợp tác sản xuất, chuyên môn hoá sản xuất cho phù hợp với năng lực sản xuất của mỗi thành viên. Hạn ngạch của các thành viên được giao trước khi tham gia liên kết chuỗi được tự do chuyển đổi.

Tuy nhiên, việc phân hạn ngạch theo cung cách liên kết chuỗi, trước mắt sẽ vừa là liều thuốc bổ, vừa là liều thuốc đắng cho DN. 

Điều này được Bộ trưởng Trương Đình Tuyển phân tích: Tại sao nói là liều thuốc bổ? Khi bỏ chế độ quota, “bản đồ” xuất khẩu dệt may sẽ thay đổi, dòng thương mại dệt may sẽ chuyển sang các thị trường có sức cạnh tranh cao hơn, đến với các DN có khả năng đáp ứng tốt hơn về số lượng, chất lượng, giá bán, thời gian giao hàng; chi phí giao dịch khi nhập khẩu thấp hơn... Trong điều kiện này, các DN nhỏ sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, các DN nhỏ cần phải tìm cách liên kết với các DN lớn; các DN lớn phải hỗ trợ các DN nhỏ nhằm phát huy cao nhất năng lực của toàn ngành. Việc phân quota theo chuỗi các liên kết được tính từ các DN trong liên kết dựa trên thành tích của DN và không thể tạo ra độc quyền. Phương thức này sẽ cho phép giảm chi phí giao dịch của cả DN nhập khẩu và DN xuất khẩu, tận dụng được khả năng hợp tác giữa các DN trong liên kết. Điều này không chỉ cần cho năm 2005 mà cho cả những năm sau.

Thử hỏi, vào năm 2006, các DN “nhỏ” sẽ cạnh tranh thế nào với các DN “lớn”, với các nhà sản xuất dệt may nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để xuất khẩu? Nếu không hình thành các chuỗi liên kết từ bây giờ, các DN nhỏ sẽ phải tự mình “chiến đấu”, không chỉ với các DN nước ngoài trên thị trường xuất khẩu, mà còn phải “chiến đấu” với các doanh nghiệp “lớn” trong nước.

Tại sao lại nói “cũng là thang thuốc đắng”? Thuốc đắng rất khó uống. Chỉ những người thấy được lợi ích lâu dài (không chỉ của chính mình mà của cả ngành Dệt-May Việt Nam) và có quyết tâm cao, mới có thể vượt qua cái đắng đót ban đầu. ở đây, việc tạo ra chuỗi liên kết đòi hỏi xây dựng cơ chế tỉ mỉ, trên tinh thần chia sẻ lợi ích hợp lý, với thái độ cộng đồng trách nhiệm, vì lợi ích của chuỗi cũng như lợi ích của từng thành viên. Làm không tốt việc này sẽ giống như sắc thuốc không đúng quy trình, chất bổ thì giảm đi, mà vị đắng lại tăng thêm…

“Đúng là buôn có bạn, bán có phường. Nhưng, phương châm ấy rốt cuộc cũng là để bảo đảm lợi nhuận lâu dài và ổn định cho nhà nhập khẩu. Nếu thấy bạn hàng mới có thể mang đến lợi nhuận lâu dài, cao hơn cho mình, họ sẽ đi tìm bạn mới, nhất là các ông bạn mới đang sẵn sàng mời gọi!”, Bộ trưởng nhận xét.

Như vậy, một lần nữa, phương án phân hạn ngạch dệt may trong thời gian tới sẽ có khả năng được xem xét, xây dựng dựa trên đề xuất trước đó của Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển. Vì theo lập luận của Bộ trưởng, thời điểm hiện nay có thể xem là mang tính khả thi nhất trong gia tăng tính cạnh tranh cho các DN XK dệt may Việt Nam./.

  • Tags: