Chiếc Xe lôi - Một hình ảnh văn minh đường bộ

Xưa kia vì đường bộ chưa thông thoáng người Việt Nam chưa có khái niệm về giao thông vận tải công cộng, chuyên chở hành khách, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Các vị quan chức nay người giàu có, khá

Tại thành phố hay tỉnh lỵ ở nước ta, phương tiện giao thông hiện đại hơn. Vào năm 1888, xuất hiện chiếc xe kéo (Pousse - pousse) là phương tiện được sử dụng đầu tiên ở Sài Gòn. Đến năm 1990, Pháp cho nhập và phát triển loại xe kéo một cách rộng rãi, với gần 400 chiếc. Thời kỳ đầu, xe kéo bánh gỗ lớn bọc sắt, sau được cải tiến bằng bánh sắt bọc cao su và ngày càng đẹp, sắc sảo, và trở thành xe của các viên chức, các nhà quý tộc. Về sau, để phân biệt với xe kéo mướn ngoài đường phố, xe nhà gọi là xe tay, xe kéo mướn gọi là xe kéo.
Xe kéo chỉ tồn tại và phát triển khắp đô thị cho tới năm 1945.
Để thay thế dần những chiếc xe kéo ngày càng lạc hậu, cuối năm 1930, tại Sài Gòn, người ta sáng chế chiếc xe lôi đạp, là sự kết hợp hài hòa giữa xe đạp và xe kéo. Phía trước là xe đạp thay cho người phu xe, sau là cái thùng y như phần dành chở khách của xe kéo. Bộ phận chiếc xe kéo gồm thùng xe có làm mui che và băng ngồi phía sau đặt trên hai bánh xe, và đôi gọng bằng cây dài ở phía trước. Người phu xe chỉ cầm hai gọng cây mà gò lưng kéo như ngựa người. Đặc biệt, xe lôi, thùng sau không có mui như xe kéo, lại có sức chuyên chở lớn hơn rất nhiều và tốc độ nhanh hơn, lại đi được đường xa, có thể di chuyển từ tỉnh này đến tỉnh khác. Phương tiện vận chuyển rất tiện tích, kết cấu cơ bản giống nhau và đều sử dụng sức người. Khắp các ngả đường lớn, nhỏ... từ thành thị đến nông thôn, nhất là các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp... đều có hình ảnh chiếc xe lôi như phương tiện giao thông quen thuộc của giới lao động bình quân, là nét văn minh đường bộ, thay vì xuồng ghe là văn minh sông nước của vùng châu thổ sông Cửu Long. Ngày nay, xe lôi chỉ còn là phương tiện giao thông đường ngắn, hay sinh hoạt ở nội thành. Vì đường xa, hành khách tranh thủ thời gian đi xe lôi có gắn máy hay ôtô, thường là máy Gobel, Folic... thịnh hành là Honda 67, thùng xe có thêm mui phía trên để che nắng, che mưa.
Từ khi đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, “thời gian là vàng bạc”, nên xe lôi khách cứ thưa dần, do nếp sống vội vã, cần mau lẹ, tiết kiệm thời giờ trong vận chuyển, nên mỗi hộ đều có phương tiện riêng. Còn xe lôi phải tuân thủ nề nếp, bến bãi đậu hay các tụ điểm riêng biệt để đưa đón khách theo khuôn khổ nhất định. Do vậy, hành khách ít đi, lượng xe bị giảm thiểu, họa hoằn chỉ còn số ít nhằm phục vụ khâu trung chuyển cho các hộ kinh doanh ở đô thị chở hàng ra ghe tầu hay xe đò.
Trong tương lai, chiếc xe lôi cũng sẽ bị mai một theo năm tháng như xe kéo. Tuy nhiên, hình ảnh chiếc xe lôi thì đã khắc ghi dấu ấn khó quên trong lòng người dân lao động ở Nam bộ.

  • Tags: