Thấy gì qua đợt kiểm tra liên ngành về quản lý vật liệu nổ công nghiệp

Thực hiện Quyết định số 2683/QĐ- BCN ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện VPCP, và các bộ: Công nghiệp, Công an (Tổng Cục An ninh, Tổng Cục Cảnh

Có 8 đơn vị được kiểm tra, trong đó 03 đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp, 02 đơn vị thuộc kinh tế địa phương, 03 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Kết quả kiểm tra cho thấy:

Về công tác quản lý, sử dụng VLNCN

Các đơn vị được kiểm tra đều có đủ hồ sơ pháp lý theo quy định của Thông tư 02/2005/TT-BCN và đều xây dựng được hệ thống tổ chức thực hiện công tác quản lý kinh doanh, sử dụng VLNCN bao gồm đầy đủ thành phần cơ cấu theo quy định của Thông tư 02/2005/TT-BCN như có văn bản bổ nhiệm lãnh đạo, thành lập đội ngũ công nhân trực tiếp liên quan đến VLNCN (thợ mìn, thủ kho, bảo vệ, áp tải), đáp ứng được nhiệm vụ và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng có một số đơn vị phân công kiêm nhiệm chức trách không đúng quy định như thủ kho kiêm bảo vệ; trình độ nghiệp vụ của chỉ huy nổ mìn còn hạn chế, số lượng chỉ huy nổ mìn chưa phù hợp với quy mô sản xuất...

Về công tác cung ứng VLNCN; Ba đơn vị trực thuộc Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ – TKV là Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ Nam Bộ, Chi nhánh Công nghiệp hóa chất mỏ Lào Cai, chi nhánh công nghiệp hóa chất mỏ Điện Biên, thực hiện tốt các quy định về ký kết hợp đồng, quản lý hồ sơ khách hàng; có lập phương án kinh doanh cung ứng phù hợp đặc điểm địa bàn kinh doanh, thực hiện cung ứng kịp thời đúng chủng loại và chất lượng; thực hiện hỗ trợ khách hàng về vận chuyển và KTAT trong sử dụng VLNCN. Công tác thống kê, xuất nhập VLNCN cũng được các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh nhất là quy định về xuất, nhập VLNCN.

Đối với các kho chứa VLNCN cố định, các đơn vị thực hiện tốt việc xây dựng kho đạt tiêu chuẩn, đủ phương tiện PCCC; xây dựng được các quy định bảo vệ, bố trí đủ lực lượng và trang bị vũ khí bảo vệ canh gác; lập và thực hiện phương án phối hợp bảo vệ với chính quyền địa phương.

Đối với các kho sử dụng tạm thời, còn một số tồn tại như trang bị chưa đủ vũ khí công cụ hỗ trợ, chưa bố trí đủ bảo vệ ...

Nhìn chung, việc bảo vệ chống thất thoát VLNCN tại các kho chứa tương đối có quy củ, chặt chẽ.

Việc tự kiểm tra, giám sát khối lượng VLNCN sử dụng thực tế tại các công trường nổ mìn chưa được thực hiện thường xuyên, nên nhìn chung, chưa đảm bảo khống chế được hoàn toàn về lượng VLNCN thất thoát trong khâu này.

Đối với việc thực hiện quy trình, quy phạm KTAT trong công tác bảo quản, sử dụng VLNCN, nhìn chung, các đơn vị kinh tế dân sự thực hiện tương đối tốt yêu cầu KTAT trong bảo quản, sử dụng VLNCN. Qua kiểm tra thực tế còn một số tồn tại nhỏ, phổ biến trong sử dụng VLNCN như chưa thực hiện việc lập hộ chiếu nổ mìn theo mẫu do Bộ Công nghiệp ban hành, hộ chiếu bỏ sót các nội dung về ký nhận gác bãi mìn chưa ghi đầy đủ, nhận xét về kết quả nổ mìn, số lượng lỗ khoan...

Cá biệt, Công ty Xây dựng 98 sử dụng VLNCN ngoài danh mục VLNCN được phép sử dụng và vi phạm quy định về KTAT trong thi công nổ mìn gây tai nạn làm chết 05 người. Công ty 7/5 vận chuyển VLNCN từ kho đến khu vực nổ mìn khi chưa có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. Công ty Cơ khí hóa chất 14 chưa sửa chữa, nâng cấp kịp thời nhà xưởng sản xuất VLNCN, chưa thực hiện đúng quy định về bảo dưỡng phương tiện PCCC. 

Về công tác huấn luyện, các đơn vị kinh tế dân sự thực hiện đầy đủ quy định về công tác huấn luyện, định kỳ hàng năm đều tổ chức huấn luyện và cấp thẻ chứng nhận cho các đối tượng đã qua huấn luyện về PCCC, ATLĐ, KTAT trong sử dụng VLNCN, nghiệp vụ bảo vệ... Năm 2006 các đơn vị quân đội làm kinh tế chưa tổ chức huấn luyện hoặc thực hiện chưa đầy đủ các quy định huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ KTAT cho các đối tượng có liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN (Công ty Cơ khí hóa chất 14, Công ty Xây dựng 98)

Tính đến thời điểm kiểm tra, các đơn vị sản xuất, kinh doanh VLNCN đều hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh VLNCN theo kế hoạch năm 2006. Một số đơn vị đã có kế hoạch phát triển dài hạn đến năm 2015 như: Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Nam Bộ chuẩn xây dựng kế hoạch đầu tư  01 dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương 2500 tấn/năm; Công ty Cơ khí hóa chất 14 đầu tư  01 dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương 3000 tấn/năm và 01 dây chuyền sản xuất Anfo 2000 tấn/năm; Công ty Công nghiệp Hóa chất Mỏ Tây Bắc có kế hoạch đầu tư nâng công suất tại khu vực Tây Bắc lên 4500 tấn/năm, tăng gần hai lần so với sản lượng năm 2006.

Một số kiến nghị

Sau khi có Nghị định 64/2005/NĐ-CP, Thông tư 02/2005/TT-BCN và các văn bản hướng dẫn của Bộ Công nghiệp, việc quản lý VLNCN ở địa phương đã được phân định rõ về nhiệm vụ, tổ chức kiểm tra, đào tạo, huấn luyện... loại bỏ được sự chồng chéo về quản lý và giảm đáng kể các thủ tục hành chính không cần thiết. Nhờ đó, công tác sử dụng VLNCN ở các doanh nghiệp đã đi dần vào nền nếp, nâng cao rõ rệt về nhận thức và trình độ của người có liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN, cũng như việc tuân thủ những quy định an ninh, kỹ thuật an toàn sử dụng VLNCN... Tuy còn có những vi phạm, song ở mức nhỏ lẻ, chưa gây ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự xã hội và không có tính hệ thống.

Đoàn kiểm tra đề nghị Bộ Công nghiệp xem xét, sớm xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển VLNCN đến năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020.

  • Tags: