Xuất phát từ đặc thù của hoạt động VTHK là sử dụng công nghệ cao, gồm nhiều công đoạn với những yêu cầu cao và sự phối hợp chặt chẽ theo những qui trình nghiêm ngặt đối vơí mỗi mắt xích trong dây chuyền công nghệ đó. Chính vì thế, Tổng Công ty HKVN đã đề ra định hướng, chuyển giao công nghệ (CGCN) là nhiệm vụ và tiêu chí hàng đầu trong các dự án lớn và dài hạn; chuẩn hóa quốc tế các qui trình, qui định chuyên ngành; ưu tiên cho kỹ thuật, công nghệ hiện đại theo hướng đi tắt đón đầu; linh hoạt trong chiến lược phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực CGCN và cạnh tranh thị trường.
Trong hơn mười năm qua, thị trường VTHK có rất nhiều biến động phức tạp do phải chịu ảnh hưởng nặng nề của hàng loạt biến cố trên toàn thế giới, nhưng khoảng hoảng tài chính khu vực châu á (1997-1998), khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, hai lần chiến tranh vùng Vịnh (năm 1991 và 2003), đại dịch SARS… và gần đây nhất là dịch cúm gia cầm. Trong bối cảnh đó, do kiên trì thực hiện mục tiêu chiến lược đề ra, HKVN đã vừng vàng vượt qua khó khăn, tận dụng mọi cơ hội và phát huy nội lực, từng bước xây dựng Vietnam Airlines từ một hãng hàng không nhỏ bé thành hãng hàng không trẻ, năng động, có bản sắc và uy tín trong khu vực. Trong 10 năm liền HKVN vẫn duy trì được mức tăng trưởng bình quân là 12,5% cao gấp rưỡi mức tăng GDP của Việt Nam (từ 7-9%). Vận chuyển hành khách tăng từ 1,1 triệu lượt hàng khách năm 1993 lên 4 triệu lượt hành khách năm 2003; tổng doanh thu giai đoạn 1993-2003 là 75.442 tỷ đồng, tăng bình quân 23%/năm; thị phần vận chuyển quốc tế tăng từ 37% lên 42-44%; đội máy bay của HKVN không ngừng được tăng cường và hiện nay thuộc hàng trẻ và hiện đại nhất thế giới: năm 2000: 21 chiếc; năm 2001: 25 chiếc; năm 2002: 29 chiếc và tính đến hết tháng 12/2003: 34 chiếc, trong đó có 11 chiếc thuộc sở hữu, bao gồm: 07B-767; 13 A-320 và A-321; 8 ATR-72; 2 Fokker F70 và 4 chiếc B-777 loại máy bay mới nhất và hiện đại nhất hiện nay, bắt đầu được khai thác từ tháng 4/2003. Mạng đường bay gồm 25 đường bay quốc tế tới khoảng 30 điểm trên thế giới, hơn 20 đường bay nội địa tới 16 tỉnh, thành phố, với tần suất bay nội địa 56 chuyến/ngày và 49 chuyến quốc tế/ngày.
Chìa khóa cho những thành tựu trên là do HKVN đã tăng cường đầu tư có trọng điểm cho công tác đào taọ, huấn luyện, phát triển, nâng cao năng lực hệ thống, đảm bảo nguồn nhân lực đủ khả năng vận hành những trang thiết bị và công nghệ hiện đại, điều hành có hiệu quả qui trình sản xuất, kinh doanh theo mô hình một hãng hàng không quốc tế. Đây thực sự là một quá trình đấu tranh để đổi mới và hoàn thiện toàn bộ hệ thống khai thác vận tải hàng không theo những mô hình tiên tiến, được kiểm soát chặt chẽ, cập nhật thường xuyên.
Song song với đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, đổi mới hệ thống quản lý điều hành, một yêu cầu bắt buộc là phải thực thi chiến lược đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế để vận hành và khai có hiệu quả hệ thống đó. Trong 10 năm qua, HKVN đã triển khai đào tạo huấn luyện CGCN trong và ngoài nước cho gần 18.000 lượt người, trong đó chủ yếu là người lái, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý. Từ chỗ đi thuê toàn bộ tổ lái và máy bay vào những năm 1993-1994, đến nay, HKVN đã đào tạo, chuyển loại và đáp ứng được 80% lái chính, 90% lái phụ cho B-777/767, A-320/321; 100% người lái cho ATR-72 và Fokker-70. Hơn 900 lượt kỹ sư, thợ máy được đào tạo và chuyển loại tại nước ngoài năm 2002, gần 1100 lượt người năm 2003. Đến nay, đội ngũ kỹ thuật có khả năng đảm nhận hầu hết các vị trí chủ chốt trong lĩnh vực bảo dưỡng máy bay mà trước đây phải thuê của nước ngoài. Các xí nghiệp máy bay đã bắt đầu cung ứng dịch vụ bảo dưỡng cho các hãng HKQT và nội địa, tạo nguồn thu mới, mở rộng và nâng cao vị thế cạnh tranh quốc tế.
Khoa học và công nghệ luôn phát triển theo hướng tích cực. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng thành tựu mới của khoa học và công nghệ, đòi hỏi người quản lý và đội ngũ làm công tác chuyên môn phải chủ động nắm bắt sự đổi mới, phải biết thay đổi cái mình đang cao sao cho phù hợp và thích nghi với sự đổi mới, hay nói một cách khác là phải biết quản trị sự đổi mới một cách có hiệu quả và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác đào tạo. Do đó, để có đủ nguồn nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ hiện đại, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ngành VTHK của Việt Nam, đẩy nhanh quá trình hội nhập, hợp tác và nâng cao năng lực cạnh tranh, công tác đào tạo của HKVN cần tập trung vào những định hướng sau đây:
+ Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ KHCN và chuẩn hóa đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế một cách đồng bộ, phù hợp với yêu cầu của sản xuất - kinh doanh và với tỷ lệ hợp lý giữa các chuyên ngành.
+ Xây dựng chương trình đào tạo - huấn luyện theo nguyên tắc đi tắt, đón đầu, với nội dung được cập nhật thường xuyên, phù hợp với từng lĩnh vực chuyên ngành và theo sát chiến lược phát triển của Tổng Công ty. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý đào tạo - huấn luyện của HKVN.
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo - huấn luyện và tăng cường ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin hiện đại vào công tác đào tạo - huấn luyện như đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, đào tạo qua Internet, kết hợp đào tạo tại chỗ, gửi ra nước ngoài và đào tạo trong nước…
+ Xây dựng thư viện điện tử, phuc vụ công tác đào tạo - huấn luyện và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức cho đội ngũ nhân lực trình độ cao. Thư viện này sẽ được xây dựng giống như cửa sổ Window hay cổng vào Internet, giúp người sử dụng có thể truy cập, tra cứu nhiều thông tin liên quan đến công việc của mình một cách nhanh chóng và thuận tiện. Ngoài ra, có thể cập nhật những yêu cầu cho từng vị trí công việc vào đây, nhằm giúp người sử dụng có thể tìm tháy những công việc phù hợp với khả năng và sở thích của họ, qua đó, khuyến khích họ tự học hỏi, nâng cao trình độ, khuyến khích sự cầu tiến và nỗ lực nâng cao tay nghề của mỗi cá nhân.
+ Chú trọng phát triển nguồn nhan lực làm công tác quản lý. Việc lựa chọn, đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực quản lý là đòi hỏi tất yếu trước sức ép cạnh tranh toàn cầu. Bản chất của quá trình đổi mới và hiện đại hóa công nghệ quản lý - điều hành là đổi mới tổ chức, thiết lập và vận hành hệ thống các qui trình theo tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến. Vì vậy, phải căn cứ vào mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp và đòi hỏi của thị trường để trang bị và cập nhật kịp thời những kiến thức quản lý hiện đại cho nguồn nhân lực này, đặc biệt là những người có kiến thức và năng lực lãnh đạo, quản lý.
+ Có chính sách phù hợp khuyến khích người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức; lập kế hoạch tái đào tạo người lao động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tế sản xuất kinh doanh.
Trước xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt và toàn cầu hóa thị trường VTKH, đối với HKVN, song song với việc thực thi chiến lược đổi mới công nghệ thì quan tâm đến yếu tố con người, thường xuyên tăng cường đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực là những nhân tố then chốt cho HKVN vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.
VIETNAM AIRLINES với công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển
TCCT
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang hội nhập toàn cầu như hiện nay, ngành Vận tải hàng không (VTHK) thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng cũng đang vận hành theo xu thế đó. Để phát triển v