PV: Ông đánh giá thế nào về sự tiến bộ trong công tác an toàn lao động năm 2003, năm được Bộ Công nghiệp lấy làm Năm an toàn công nghiệp, so với những năm trước đây?
Ông Đỗ Quang Vinh: So với những năm trước đây, công tác ATLĐ đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, trong đó có những tiến bộ cơ bản sau đây:
- Sự chỉ đạo của Bộ tập trung, liên tục và có hiệu quả hơn. Điều này thể hiện ở chỗ: Bộ đã quyết định thành lập 1 Ban chỉ đạo về Năm ATCN 2003 và tuần lễ Quốc gia về AT-VSLAĐ-PCCN, trong đó coi năm 2003 là năm khởi đầu tập trung chỉ đạo nhằm tạo một bước chuyển cơ bản trong công tác AT-VSLĐ-PCCN, tạo đà cho những năm tiếp theo làm tốt hơn các yêu cầu trong lĩnh vực này. Trưởng Ban là 1đ/c Thứ trưởng, thành viên là các đồng chí Vụ trưởng, Cục trưởng và một số đ/c là lãnh đạo Tổng công ty lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATLĐ. Với thành phần như vậy nên công tác chỉ đạo đã có hiệu quả hơn những năm trước đây.
- Bộ phận làm công tác AT, BHLĐ tại các Tổng công ty, Công ty, đơn vị thuộc Bộ đã được kiện toàn thêm một bước và từng bước có hoạt động sát thực và hiệu quả hơn. Các chỉ thị của Bộ, lãnh đạo TCT, CT đã được triển khai kịp thời xuống tận cơ sở và được thực hiện tương đối nghiêm túc. Lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở đã chú trọng và quan tâm hơn tới điều kiện an toàn trong SX.
- Công tác kiểm tra của cấp trên và tự kiểm tra của cơ sở đã được tăng cường, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngành nghề phức tạp, có nhiều nguy hiểm . Sự phối hợp kiểm tra giữa bộ phận chuyên môn và công đoàn, giữa Bộ Công nghiệp với các cơ quan chức năng ngoài Bộ cũng được tiến hành chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các đợt kiểm tra .
Với những việc đã làm được như trên nên trong năm 2003, tình hình tai nạn lao động trong toàn ngành công nghiệp so với năm 2002 đã có những kết quả đáng khích lệ. So với năm 2002, số vụ tai nạn giảm 14,92%, số vụ TNLĐ chết người giảm 22,22%, số người chết vì TNLĐ giảm 43,75%.
Đặc biệt, năm 2003 không có vụ TNLĐ nào nghiêm trọng như năm 2002 và cũng là năm có số vụ TNLĐ và số người chết thấp nhất trong 5 năm gần đây.
PV: Theo ông, vai trò của Cục KTATCN trong năm An toàn công nghiệp nói riêng và trong công tác phòng- chống tai nạn và an toàn công nghiệp nói chung thời gian qua như thế nào?
Ông Đỗ Quang Vinh: Ngoài việc phải thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ được ghi trong QĐ 114/2003/QĐ-BCN ngày 04/07/ 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục KTATCN, trong năm 2003, Cục được giao nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo Năm ATCN và Tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ-PCCN. Với nhiệm vụ này, Cục đã chủ động phối hợp với Công đoàn ngành Công nghiệp VN và các Vụ chức năng của Bộ dự thảo chương trình, kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện, nhằm đạt cho được những mục tiêu đề ra trong công văn liên tịch 274/ CVLT-BCN-CĐCNVN ngày 21/01/2003 và chỉ thị 05/2003/CT-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong năm an toàn công nghiệp 2003; tổ chức các đợt tập huấn, kiểm tra có sự tham gia của công đoàn Ngành CNVN, các Vụ chức năng của Bộ CN, LĐTB & XH, Cục PCCC ...
Các hoạt động này đã góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm cho người sử dụng lao động và người lao động trong lĩnh vực AT- VSLĐ- PCCN, đồng thời, qua đó cũng thấy được những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và tập trung giải quyết cho những năm tiếp theo, như phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài ngành sửa đổi, bổ sung qui trình, quy phạm còn thiếu, hoặc không phù hợp trong phạm vi chức năng và quyền hạn của Cục; tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn có tính chất pháp lý và đồng bộ, đặc biệt trong lĩnh vực tuyên truyền, phải làm sao công việc này thực sự có hiệu quả và làm cho người lao động phải có ý thức tự giác thực hiện và phải biết tự bảo vệ mình khi thực hiện công việc được giao.
PV: Để duy trì tốt công tác an toàn công nghiệp, trong những năm tới, Cục đã đề ra những giải pháp nào mang tính đột phá? Theo ông, liệu có cần thiết phải thường xuyên phát động phong trào thi đua an toàn lao động trong ngành công nghiệp hay không?
Ông Đỗ Quang Vinh: Để duy trì tốt các kết quả đã đạt được, bản thân các đơn vị trong ngành Công nghiệp cần phải luôn luôn tổng kết các mặt đã làm được, chưa làm được trong lĩnh vực AT-VSLĐ-PCCN của đơn vị mình, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Một điều hết sức quan trọng là lãnh đạo cao nhất của đơn vị phải thấy được tầm quan trọng của công tác an toàn, để từ đó có sự quan tâm thích đáng cả vật chất và thời gian và tập trung chỉ đạo các hoạt động trong lĩnh vực này, không khoán trắng cho các bộ phận chuyên môn. Cũng cần nhận thức rằng, để ngăn ngừa và giảm thiểu các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, không chỉ làm một lần là xong, mà đây là cả một quá trình, đòi hỏi sự kiên trì và liên tục từ người lao động cho tới cấp lãnh đạo cao nhất của đơn vị, không được thoả mãn với những gì đã làm được, mà luôn phải tìm cách làm tốt hơn. Có như vậy, công tác an toàn mới thực sự có kết quả bền vững.
Một điều cũng hết sức quan trọng khác là nhận thức của người lao động trực tiếp, họ phải thấy được những mối nguy hiểm và có ý thức phòng tránh, để từ đó tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm hiện có và cao hơn là phát hiện và yêu cầu cấp trên phải trang bị đầy đủ BHLĐ, điều kiện làm việc theo đúng quy định. Điều này chỉ có thể có được thông qua công tác đào tạo, huấn luyện định kỳ và qua công tác tuyên truyền thi đua ở cấp cơ sở, để trang bị những kiến thức cơ bản, cập nhật, bổ sung các kiến thức, quy định mới. Do vậy, có thể nói, trong điều kiện hiện nay, việc thường xuyên phát động các phong trào thi đua ATLĐ là cần thiết. Vấn đề là làm sao để phong trào đó phải gắn với thực tế đơn vị, tránh hình thức phô trương và ngược lại quá hời hợt đơn giản, làm cho quần chúng LĐ coi thường, không thấy hết được tầm quan trọng của công tác an toàn lao động. Đi liền đó là vấn đề kiểm tra và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm các qui định để xảy ra TNLĐ, sự cố thiết bị, từ đó mọi người thấy phải có trách nhiệm với cá nhân mình và với lĩnh vực, công việc được giao.
PV: Ngoài các hoạt động bảo đảm an toàn trong các lĩnh vực công nghiệp truyền thống, Cục An toàn có quan tâm tới một số lĩnh vực mới như an toàn dầu khí, an toàn trong các thiết bị có sử dụng phóng xạ... Các giải pháp trong thời gian tới là gì?
Ông Đỗ Quang Vinh: An toàn dầu khí và an toàn trong các thiết bị có sử dụng phóng xạ là lĩnh vực quan trọng được lãnh đạo Bộ Công nghiệp hết sức quan tâm. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới đối với Cục KTATCN và do vậy, chúng tôi đang trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các quy định liên quan để trong thời gian tới, chúng tôi có thể tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ quản lý tốt hơn về mặt AT trong lĩnh vực này.
PV: Xin cảm ơn đồng chí Cục trưởng.
Ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động không chỉ làm một lần là xong
TCCT
Trong những năm vừa qua, công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ & PCCN ) của cả nước nói chung và ngành Công nghiệp nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhi